• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ổn định vùng nguyên liệu mía ở đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn tin: Nhân dân, 5/6/2009
Ngày cập nhật: 6/6/2009

Ở nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), mía là một trong những cây chủ lực của nông dân. Nhưng gần đây, do giá mía xuống thấp, nhiều nông dân bị thua lỗ phải chuyển sang trồng cây khác dẫn đến diện tích vùng nguyên liệu mía ngày càng giảm. Làm gì để người trồng mía có lãi và giữ vững diện tích vùng nguyên liệu? Ðó là nỗi lo của các nhà máy đường cũng như nhiều địa phương trong khu vực.

Thăng trầm cây mía

ÐBSCL là một trong những vùng trọng điểm sản xuất mía đường của cả nước. Toàn vùng có khoảng 70 nghìn ha mía với tổng sản lượng hơn 3 triệu tấn/năm, chiếm 36% sản lượng mía toàn quốc. Trong đó, Hậu Giang có 15.471 ha, Sóc Trăng gần 12 nghìn ha, diện tích còn lại thuộc các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Long An. Ðiều kiện tự nhiên vùng đất này thường bị nước mặn xâm nhập, thiếu nguồn nước ngọt cho các loại cây khác cho nên mía trở thành cây trồng phù hợp nhất. Khi giá tăng, hiệu quả của cây mía hơn nhiều lần cây lúa. Chính vì thế, dù có những năm giá đường xuống thấp, cây mía chết khô trên đồng nhưng người nông dân vẫn không muốn rời bỏ trồng mía. Nhưng gần đây, khi giá xăng, dầu, giống, phân bón, nhân công tăng cao, giá mía, giá đường ngày càng xuống thấp đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích mía ở ÐBSCL niên vụ 2008-2009 là 64.573 ha, giảm 4.527 ha so với vụ trước do nhiều hộ đã chuyển từ đất trồng mía sang trồng đậu phộng, dưa hấu, bắp lai. Một trong những nguyên nhân do giá mía những năm trước giảm xuống quá thấp khiến không ít người trồng mía ở ÐBSCL vẫn còn tâm lý sợ thua lỗ nên đã giảm đầu tư, công chăm sóc nên năng suất và chữ đường không cao. Tại một số nơi thu hoạch sớm để chạy lũ như Mỹ Tú (Sóc Trăng), Phụng Hiệp, Ngã Bảy (Hậu Giang) chữ đường chỉ còn 6 - 7 CCS, bình quân 11,5 mía/1 đường, trong khi các vùng khác là 10 - 10,3 mía/1 đường. Mặt khác, hiện ÐBSCL chỉ có 10 nhà máy đường với tổng công suất 24 nghìn tấn mía/ngày, thiết bị công nghệ đa số lạc hậu nên chưa kịp thời thu mua mía cho nông dân, dẫn đến việc thương lái ép giá nông dân, nhất là vào kỳ cuối vụ. Hầu hết nông dân trồng mía đều đã bán hết mía cho thương lái theo giá đặt cọc trước đó, nên phần lãi do bán giá cao đã rơi vào túi thương lái. Ông Phạm Hồng Văn, Trưởng Phòng kinh tế huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bức xúc, nói: "Năm 2008, toàn huyện trồng được 7.214 ha mía, năng suất đạt khá cao từ 110 đến 120 tấn/ha, giá bán bình quân tại ruộng 650 - 680 đồng/kg đối với mía đạt 10 chữ đường. Giá ở mức này người trồng mía đều có lãi. Nhưng phần lớn bà con đã nhận tiền cọc của thương lái ở thời điểm giá mía 500 - 550 đồng/kg nên phải chịu thua thiệt. Vì sao người trồng mía phải bán rẻ cho thương lái? Ông Văn giải thích: "Cứ đến kỳ thu hoạch rộ là người trồng mía không tìm đâu được nhân công. Nhà máy thì không đủ lực, còn thương lái câu kết nhân công ép nông dân bán mía với giá thấp hơn giá thu mua của các nhà máy đường từ 20% đến 30%. Nếu ai không chịu bán mía cho thương lái thì nhân công đốn mía không đến ruộng, mía bị bỏ khô". Tại các huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), Bến Lức (Long An), Trà Cú (Trà Vinh) bà con nông dân tăng giá đốn mía lên 100.000 đồng/ngày, nhưng vẫn không có người làm đành phải bấm bụng bán giá rẻ cho thương lái. Bác Nguyễn Văn Hai ở ấp Bảy Sào Giữa, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cho biết: "Vào thời điểm cuối vụ giá mía tăng cao nhưng vì thiếu phương tiện vận chuyển, nhân công nên phải bán cho thương lái với giá rẻ hơn của nhà máy khoảng 60-70 đồng/kg. Tính ra 2 ha mía vụ này mất khoảng 12 triệu đồng, số tiền này đối với nhà nông là không nhỏ". Thực tế cho thấy, khi nhà máy không trực tiếp mua hết mía cho nông dân, các thương lái đã lợi dụng "bớt xén" phần lợi nhuận của người trồng mía. Có thể nói nhiều năm qua người trồng mía ở ÐBSCL luôn thấp thỏm, lo giá mía lên xuống bất thường, nên không biết đâu mà lường. Ðã có năm, nông dân bỏ mía đứng khô trên đồng vì giá mía thấp hơn chi phí thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển về nhà máy. Sau mỗi mùa vụ thất bát, diện tích và năng suất và sản lượng mía năm sau đều giảm là điều không tránh khỏi.

Tổ chức lại sản xuất, chế biến và tiêu thụ

Tháo gỡ khó khăn để giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất mía niên vụ 2009-2010, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng mía nguyên liệu ở ba huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú và Long Phú giai đoạn 2009-2015 với tổng diện tích 11.912 ha cho ba nhà máy đường: Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng, Cần Thơ và Công ty cổ phần mía đường cồn Long Phát. Tỉnh tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi vùng trồng mía. Trên cơ sở đó tổ chức lại việc trồng mía, từ nhỏ lẻ sang tập trung, hình thành những cánh đồng mía rộng lớn để có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Trong đó, thay đổi giống mới được ưu tiên hàng đầu để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng; ngành nông nghiệp tăng cường hướng dẫn nông dân sử dụng các giống mía mới có năng suất, chữ đường cao; áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Ðồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng và khắc phục tình trạng thiếu lao động khi đến thời vụ thu hoạch mía. Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng, ngoài việc đầu tư trang thiết bị, nâng cấp dây chuyền sản xuất còn thực hiện nhiều phương thức tiết kiệm các chi phí sản xuất, hạn chế việc thu mua mía có chữ đường thấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm năng lực cạnh tranh trên thị trường. Giám đốc Công ty Trịnh Minh Châu cho biết thêm: Ðể giải bài toán về sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía có giá thu mua sao cho nông dân có lãi mà nhà máy vẫn duy trì hoạt động được, trước hết phải hài hòa lợi ích giữa nhà máy và nông dân. Nhà máy phải tính toán phân bổ vùng nguyên liệu rải vụ hợp lý để san sẻ cho nhau tránh dư thừa. Ðồng thời đẩy mạnh hợp đồng bao tiêu, giữa nhà máy và nông dân thống nhất thời điểm xuống giống, thu hoạch, giá mua... để tránh tình trạng dồn mía quá tải ở các nhà máy. Ngoài ra, nhà máy tiếp tục nâng công suất hoạt động để giảm chi phí. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để nhà máy có đủ vốn đầu tư và trực tiếp thu mua mía của nông dân, không để thương lái ép giá nông dân như đã từng xảy ra.

Phó Giám đốc Công ty mía đường Trà Vinh Lê Văn Hiệu cho rằng: Ðể giữ ổn định vùng mía nguyên liệu, nhà máy đã đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nông dân trồng mía đạt năng suất cao nhất, giảm bớt chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Vùng quy hoạch trồng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Trà Vinh tập trung chủ yếu ở huyện Trà Cú và một phần của huyện Tiểu Cần và Duyên Hải với 4.154 ha. Ðây là vùng đất trồng mía thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Năng suất mía đường ở Trà Vinh tăng khá nhanh, từ bình quân 70 tấn/ha của bảy, tám năm về trước, niên vụ vừa qua đã đạt được năng suất bình quân 102 tấn/ha, có nhiều vùng, nhiều hộ đạt năng suất hơn 150 tấn/ha. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy nhiều nông dân trồng mía bón phân chưa đúng liều lượng và đúng thời kỳ dẫn đến chất lượng mía giảm. Ðể giúp người dân tiết kiệm chi phí chăm sóc, nhà máy đã lấy 15 mẫu đất ở những vùng trồng mía đi phân tích, từ đó hướng dẫn phương pháp và cách bón cho sáu vùng khác nhau.

Ðể ngành mía - đường ÐBSCL phát triển bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà máy, nông dân và chính quyền các địa phương vùng nguyên liệu. Mỗi nhà máy đường cần phải có vùng quy hoạch nguyên liệu, trong đó cần quy hoạch một cách đồng bộ: Vùng, diện tích sử dụng các bộ giống mía: sớm, trung bình và muộn để không bị giảm sản lượng, chất lượng do tồn đọng mía sau thu hoạch. Ðồng thời tổ chức tốt việc thu mua nguyên liệu không để người trồng mía bị ép giá, tranh bán và tình trạng tranh mua khiến nông dân và các nhà máy đều bị thua thiệt.

Nghề nuôi bò sữa lao đaoGần mười năm qua, cả nước đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Tổng đàn bò sữa cả nước đạt gần 110 nghìn con, sản lượng sữa tươi năm 2008 đạt 262 nghìn tấn, tạo việc làm cho gần 50 nghìn lao động. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc chậm điều chỉnh chính sách về nhập khẩu sữa nguyên liệu, không quản lý tốt về giá, chất lượng sữa, khiến thị trường sữa khó kiểm soát, ảnh hưởng đến nghề chăn nuôi bò sữa trong nước.

Theo đồng chí Hoàng Kim Giao, Cục Trưởng Chăn nuôi, thực hiện Quyết định 167 của Chính phủ ban hành năm 2001 về phát triển đàn bò sữa đến năm 2010; Quyết định số 10 ban hành năm 2008 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đàn bò sữa của nước ta phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ðến hết năm 2008, cả nước có khoảng 110 nghìn con bò sữa, tăng gần gấp ba lần số bò sữa năm 2000. Trong số này có 55 nghìn con đang cho vắt sữa và gần 80% được nuôi tại miền nam với tổng sản lượng sữa tươi đạt hơn 262 nghìn tấn. Chất lượng đàn bò sữa ngày càng được cải thiện đáng kể, với năng suất trung bình của đàn bò lai (HF) tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ vắt sữa (năm 2000) lên 4,8 tấn/chu kỳ vắt sữa năm 2008, cao hơn các nước Ðông - Nam Á, là kết quả đáng khích lệ của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta. Hơn thế, việc phát triển mạnh đàn chăn nuôi bò sữa đã góp phần tạo việc làm cho gần 50 nghìn lao động, thu nhập chính cho gần 20 nghìn hộ dân với trung bình 5,3 con/hộ, trong đó hàng trăm hộ có quy mô nuôi hơn 20 con. Theo quy hoạch phát triển đàn bò sữa đến năm 2020 sẽ đạt 500 nghìn con, tăng bình quân hơn 11%/năm, trong đó 100% lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Trong gần mười năm qua, việc phát triển đàn bò sữa ở nước ta cũng trải qua nhiều biến động, có giai đoạn phát triển tự phát và lúng túng trong hình thành các mô hình nuôi, quy hoạch... nhưng nhìn chung, kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định hướng đi đúng của ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, sau hậu quả của cơn "bão melamine" khiến ngành chăn nuôi bò sữa một phen lao đao, hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa tiếp tục đối mặt khó khăn lớn do việc chậm điều chỉnh chính sách về mặt hàng nguyên liệu sữa nhập khẩu và buông lỏng quản lý đối với mặt hàng này trên thị trường. Trong khi nhu cầu tiêu dùng sữa của xã hội ngày càng cao thì số lượng đàn bò, sản lượng sữa lại phát triển rất chậm, sản lượng nguyên liệu sữa nhập khẩu mỗi năm một tăng. Các công ty, doanh nghiệp chế biến sữa không còn "mặn mà" trong tiêu thụ sữa cho nông dân. Không những thế, trên thị trường sữa lại tồn tại một nghịch lý là trong khi giá các loại nguyên liệu chế biến sữa trên thị trường thế giới giảm bình quân 40-60% so với thời điểm cuối năm 2007, thì giá các mặt hàng sản phẩm sữa ở thị trường nước ta không giảm, thậm chí còn tăng và thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Bức xúc trước tình trạng này, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), người chăn nuôi và một số doanh nghiệp chế biến sữa ở Việt Nam đã có nhiều kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ, đề nghị tăng thuế suất đối với các nguyên liệu sữa nhập khẩu. Ðầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ hơn trong việc điều hành xuất khẩu, kiểm soát giá cả, chất lượng một số mặt hàng quan trọng, trong đó có sữa. Tuy nhiên đến nay đã gần nửa năm, thị trường sữa vẫn diễn biến phức tạp và chưa có điều chỉnh thuế suất của các cơ quan chức năng đối với mặt hàng nguyên liệu sữa nhập khẩu, làm cho nông dân khó bán sản phẩm sữa tươi, mỗi năm Nhà nước còn thất thu hàng trăm triệu USD tiền thuế. Lợi nhuận hầu hết rơi vào "túi" doanh nghiệp chế biến sữa nhập khẩu.

Cuối năm 2007, đầu năm 2008, giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới tăng cao đột biến, lên đến 5.000 USD/tấn sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Ðây cũng là hai nguyên liệu chính mà các công ty chế biến sữa nhập khẩu. Ðể hạ nhiệt thị trường, hạn chế lạm phát và người tiêu dùng được uống sữa với giá hợp lý, các bộ, ngành chức năng đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu hai loại mặt hàng này trung bình từ 10 đến 34% (theo cam kết với tổ chức WTO) xuống còn 3-7%. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trong khi giá các mặt hàng nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới đã giảm bình quân 50%, thì các sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường nước ta không giảm, nhiều mặt hàng thậm chí còn tăng giá. Theo đồng chí Ðỗ Kim Tuyên, Trưởng Phòng gia súc lớn (Cục Chăn nuôi), việc các doanh nghiệp chế biến sữa, nhất là các doanh nghiệp của quốc tế ngày càng hạn chế mua sữa tươi trong nước cũng là điều dễ hiểu, bởi với thuế suất và giá nguyên liệu sữa trên thế giới hiện nay, mỗi kg sữa tươi chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu chỉ có giá thành khoảng 4.000 đồng/lít, trong khi giá sữa tươi trong nước hiện đã là 7.000 đồng/lít. Còn Cục trưởng Chăn nuôi khẳng định: "Với mức thuế suất này, ngành chăn nuôi bò sữa sẽ càng ngày càng khó khăn về thị trường tiêu thụ. Nếu không kịp thời tăng thuế suất lên, các doanh nghiệp tiếp tục thi nhau nhập sữa bột vào Việt Nam. Ðấy là chưa kể chúng ta đang lo sợ những vấn đề như melamine và nguồn sữa bột nhập khẩu có nhiều rủi ro do hiện nay các cơ quan chức năng không kiểm soát được thành phần, giá sữa và chất lượng. Bài học giống như với việc giảm thuế nhập khẩu thịt trước đây. Sau hơn một năm các bộ "quên" không kiến nghị điều chỉnh tăng trở lại, người chăn nuôi lợn đã "lãnh đủ". Chúng tôi đặt câu hỏi với đồng chí Hoàng Kim Giao:

- Nhưng liệu điều chỉnh tăng thuế suất các mặt hàng nguyên liệu sữa nhập khẩu có làm giá sản phẩm sữa trong nước tiếp tục tăng?

- Ðiều này chúng ta hoàn toàn có thể khống chế được, miễn là cần có biện pháp quản lý, kiểm tra được thành phần chế biến, giá thành sản xuất và chất lượng các sản phẩm sữa trên thị trường. Ðơn giản là, giá nguyên liệu sữa thế giới giảm, thì không có lý do gì giá sữa tăng.

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Giao, để các doanh nghiệp chế biến sữa tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm sữa cho nông dân, ngoài việc điều chỉnh tăng thuế suất, ngành chăn nuôi cũng cần triển khai nhiều giải pháp khác như tăng cường nhập khẩu giống bò sữa, nhất là từ Ô-xtrây-li-a; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất sữa vắt, giảm chi phí sản xuất để giá sữa và bảo đảm chất lượng sữa tươi trong nước. Giá sữa vắt trong nước cũng cần được điều chỉnh hợp lý, phù hợp thời vụ và thị trường, không thể theo quan niệm cũ là đã tăng lên thì không giảm. Nhà nước cần tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa cho nông dân với mức giá hợp lý. Ðiều chỉnh đưa thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa về đúng khung cam kết khi nước ta gia nhập WTO để người nuôi bò sữa có điều kiện phát triển. Tăng mức thuế cũng chỉ khiến giá thành phẩm nhích lên một chút người thu nhập cao không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng ngược lại, chúng ta sẽ cứu được ngành chăn nuôi bò sữa, người tiêu dùng lại được dùng sản phẩm sữa chất lượng bảo đảm từ trong nước. Ðể kích cầu tiêu dùng sản phẩm sữa, có thể trích một phần thu từ tăng thuế nguyên liệu sữa tài trợ chương trình sữa học đường để trẻ em nông thôn được uống sữa.

ÐỖ NAM, ÐẶNG VĂN BƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang