• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đắklak: Triển vọng phát triển cây ca cao

Nguồn tin: Nhân dân, 4/6/2009
Ngày cập nhật: 6/6/2009

Đác Lắc là địa phương được xem là có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất để phát triển cây ca cao thành cây hàng hoá nhằm đa dạng hoá mặt hàng nông sản của tỉnh, tránh phụ thuộc quá nhiều vào cây cà phê như hiện nay.

Sau nhiều năm được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa vào trồng thử nghiệm và tạo ra những dòng vô tính có năng suất và chất lượng cao thì bà con nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn đưa cây ca cao vào trồng trên những mảnh đất quanh năm khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp do trồng hoa màu là chủ yếu, trong đó có nhiều bà con nông dân là người dân tộc thiểu số.

Tại huyện Lắc, nhiều bà con dân tộc thiểu số cứ trồng đi trồng lại các loại cây như ngô, sắn và lúa đã làm cho đất đai bạc màu, thu nhập thấp. Năm 2007, được Tổ chức Hợp tác Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (ACDI/VOCA) hỗ trợ về giống, kỹ thuật nên nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất sang trồng ca cao. Sau hai năm trồng, những vườn cây đã bắt đầu cho trái bói, tuy thu nhập chưa nhiều nhưng nhìn vườn cây xanh mơn mởn hứa hẹn những mùa vàng cho những năm tới.

Cây ca cao là loại cây công nghiệp dài ngày, thích trồng trong bóng râm nên hoàn toàn phù hợp với việc trồng xen trong những vườn cà phê già cỗi, trong vườn điều hoặc các vườn tiêu nhằm tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho bà con trên cùng một diện tích đất. Mỗi loại cây có thời điểm thu hoạch khác nhau như vậy sẽ giúp cho bà con có thu nhập quanh năm, tránh nạn đói giáp hạt. Nhiều hộ nông dân ở huyện Ea kar trồng xen ca cao trong vườn điều, cuối năm thu hoạch riêng ca cao cũng đạt khoảng 1,5 tấn hạt khô/ha, với giá bán bình quân khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg đã đem lại thu nhập trên dưới 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc phát triển ca cao trong thời gian tới cũng rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc quy hoạch, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế lên men…Đặc biệt là công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường cho mặt hàng ca cao.

Tỉnh Đác Lắc hiện có trên 1.400 ha ca cao. Tại nhiều huyện trong tỉnh, cây ca cao phát triển tốt và cho hiệu quả cao, năng suất đạt bình quân 1,5 tấn /ha và nếu thâm canh tốt, đúng kỹ thuật thì năng suất từ 2- 2,5 tấn/ha là rất khả thi. Tỉnh Đác Lắc đang có kế hoạch đến năm 2010 sẽ đưa diện tích ca cao của tỉnh lên trên 6.000 ha. Đây là một quyết định khá táo bạo nhưng có cơ sở vững chắc vì hiện nay, tỉnh Đác Lắc có tới hàng chục ngàn ha cà phê già cỗi đang trong giai đoạn chờ thanh lý, việc phá bỏ diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng ca cao là rất phù hợp. Bên cạnh đó, để giúp nông dân nắm vững kỹ thuật canh tác cây ca cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đác Lắc đang thực hiện mô hình hình thành các tổ nhóm, câu lạc bộ nông dân trồng ca cao. Thông qua các câu lạc bộ này sẽ đào tạo nông dân và đào tạo tập huấn viên, cán bộ khuyến nông. Mỗi tổ có khoảng 20 nông hộ thì sẽ có một cán bộ khuyến nông ca cao giúp giải quyết tất cả những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật.

Về đầu ra cho sản phẩm ca cao thì người nông dân đã rất yên tâm, bởi hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có công ty Cargill đặt trạm thu mua tại thành phố Buôn Ma Thuột và hàng trăm điểm thu mua nhỏ lẻ tại các khu vực có trồng ca cao trong tỉnh. Ngoài việc thu mua ca cao, doanh nghiệp này còn thưởng 100 USD cho 1 tấn ca cao có chất lượng tốt; đồng thời thường xuyên mở những lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ để chuyển giao kỹ thuật về làm vườn ươm, chăm sóc, quản lý sâu bệnh cũng như sơ chế ca cao cho nông dân.

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ ca cao của thế giới luôn tăng đều với tốc độ khoảng 3-4% và rất ổn định. Hy vọng trong thời gian tới nhu cầu về ca cao của thế giới sẽ tiếp tục tăng lên bởi công nghệ làm sôcôla cũng như chế biến các sản phẩm khác có dùng ca cao hiện rất phổ biến trên thế giới.

Với những gì mà Đác Lắc đang kỳ vọng vào cây ca cao như hiện nay và mục tiêu đạt trên 6.000 ha ca cao trong năm tới, cây ca cao sẽ trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực ở cao nguyên Đác Lắc.

Nguyễn Công Luận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang