• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Nguy cơ tồn ứ cả triệu tấn lúa gạo

Nguồn tin: Người Lao Động, 29/05/2009
Ngày cập nhật: 31/5/2009

Giá thế giới giảm, xuất khẩu gạo bị chậm lại, doanh nghiệp không thu mua lúa trong dân làm cả triệu tấn lúa gạo hàng hóa đang bị tồn đọng

Những tín hiệu vui về thị trường xuất khẩu gạo mấy tháng đầu năm nay làm người trồng lúa cả nước phấn khởi, nhất là nông dân ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất nước. Nhưng mừng vui chẳng bao lâu thì khoảng một tuần nay, giá lúa gạo hàng hóa bất ngờ rớt khá mạnh khiến nông dân trồng lúa đứng ngồi không yên.

Bán đổ bán tháo

Ông Nguyễn Văn Thế, ở xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, chỉ đống lúa chất thành dãy cao quá đầu nằm ì cả tuần nay chưa bán được, than: “Trước đây thương lái tới nhà nài nỉ kêu bán giá 4.800 đồng/kg nhưng tôi chưa chịu bán vì muốn chờ giá lên thêm.

Nay kêu bán chẳng thương lái nào dòm tới. Đứa cháu làm bạn hàng mua lúa cho biết giá thị trường hiện nay chỉ còn 4.200 đồng/kg”. Không ít người lo ngại cảnh ứ đọng lúa năm ngoái sẽ tái diễn nên chấp nhận bán đổ bán tháo. “Bán bây giờ lỗ ít, để vài tháng nữa giá sụt nữa còn lỗ nặng hơn” - ông Tư Ngoan, hàng xóm của ông Thế, lo ngại.

Lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL hiện đang tồn đọng khá nhiều

Còn nhiều người ở huyện Phú Tân, Thoại Sơn, tỉnh An Giang thì phải bán gấp toàn bộ số lúa trong nhà vì tới hạn trả tiền phân bón, thuốc trừ sâu và phải trang trải chi phí đầu tư xuống giống vụ lúa hè thu muộn.

Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhu cầu của thị trường không còn nhiều, xuất khẩu bị chậm lại nên doanh nghiệp (DN) xuất khẩu không mua lúa hoặc chỉ mua cầm chừng. Trong khi đó, nông dân nôn nóng ùn ùn bán lúa càng góp phần làm cho giá lúa rớt nhanh hơn.

Lúa gạo còn nhiều

Theo một số DN xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh An Giang, Kiên Giang..., giá gạo các loại giảm từ 300 đồng – 700 đồng/kg nên họ đã ngưng mua vào. “Công ty tôi còn tồn trên 10.000 tấn gạo chưa tiêu thụ được thì làm sao mua vào tiếp. Lượng gạo này đã bị tồn từ tháng 3 tới nay. Đợt rớt giá vừa rồi chúng tôi lỗ hơn 3 tỉ đồng” - ông Lê Gia Hằng, Phó Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Nông sản Kiên Giang, cho biết.

Tỉnh Kiên Giang có sản lượng 3,4 triệu tấn lúa/năm, trong đó riêng vụ đông xuân đã chiếm khoảng 1,7 triệu tấn, tương đương 850.000 tấn gạo. Tuy nhiên, kế hoạch xuất khẩu gạo của tỉnh này bao gồm cả chỉ tiêu được giao và hợp đồng do các DN tự ký kết chỉ có 700.000 tấn cho cả năm 2009.

Tính luôn lượng lúa gạo tiêu dùng trong dân tại địa phương tỉnh này vẫn còn tồn đọng trên 250.000 tấn gạo. Các địa phương có sản lượng lúa lớn còn tồn đọng trong dân chưa bán được hiện nay là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...

“ĐBSCL có tổng sản lượng lúa khoảng 20 triệu tấn/năm, vụ đông xuân là 10 triệu tấn, sẽ cho ra 5 triệu tấn gạo. Trong khi đó, chỉ tiêu xuất khẩu cả nước của năm nay chỉ có 5 triệu tấn nhưng hiện nay đã xuất hơn 3,5 triệu tấn, như vậy chỉ tiêu chỉ còn 1,5 triệu tấn.

Trong khi đó lượng lúa gạo trong dân còn khá nhiều, chưa kể diện tích lúa hè thu sẽ xuống giống 1,6 triệu ha, cộng với vụ thu đông và vụ mùa tổng số khoảng 10 triệu tấn lúa nữa. Như vậy khó bảo đảm tiêu thụ hết số lượng lúa gạo tồn đọng trong dân từ nay tới cuối năm. Nguy cơ tồn ứ lúa gạo có thể sẽ tái diễn” - tiến sĩ Bảnh chia sẻ.

Hiệp hội Lương thực VN không nên điều hành xuất khẩu gạo

Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại biểu Quốc hội Danh Út (Kiên Giang) bày tỏ sự bức xúc với cách điều hành xuất khẩu gạo hiện nay và thua thiệt nhiều nhất vẫn thuộc về nông dân. Theo ông, Hiệp hội Lương thực VN là một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng vừa qua, Chính phủ giao cho hiệp hội chức năng điều hành xuất khẩu gạo là không đúng về nguyên tắc và pháp luật. Chức năng điều hành xuất khẩu gạo phải là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất, ở đây là Bộ Công Thương. Bộ Công Thương có bộ máy, có hệ thống theo dõi thông tin thị trường trong nước và thế giới sẽ điều hành hiệu quả và đúng nhất.

Ông Danh Út bày tỏ: “Hiệp hội cũng làm được nhiều việc nhưng thời gian qua, do không nắm chặt thông tin nên đã có nhiều sai sót trong điều hành xuất khẩu gạo, làm lỡ mất cơ hội của nông dân. Tôi lấy ví dụ: Tháng 4-2008, lúa gạo đang lên thì lại đình xuất khẩu, đến lúc giá xuống lại cho xuất trở lại.

Tháng 2 và tháng 3-2009, giá đang cao thì cũng đình xuất khẩu, nay giá giảm xuống lại cho xuất. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị về việc chuyển chức năng điều hành xuất khẩu gạo nhưng chưa được tiếp thu, lần này sẽ tiếp tục kiến nghị. Bộ Nội vụ cần xem xét lại điều lệ của hiệp hội”.

Đại biểu Quốc hội Danh Út cũng cho rằng chưa dám nói là hiệp hội có thiên vị. Tuy nhiên, qua cách điều hành như hiện nay là không ổn, vì giống như một người vừa là cầu thủ vừa là trọng tài... Nông dân là người sản xuất ra lúa gạo nhưng hoàn toàn bị động với thị trường. Nông dân bị gạt ra ngoài trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, thậm chí tổ chức đại diện cho họ là Hội Nông dân cũng bị gạt ra ngoài; chủ tịch UBND tỉnh cũng không được tham gia. Trong khi đó, chủ tịch UBND tỉnh được Quốc hội, Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, vận động người dân sản xuất lúa gạo...

T. Dũng - QUỐC DŨNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang