• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Âu lo nước mặn vào đồng

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 25/05/2009
Ngày cập nhật: 26/5/2009

Hạ tuần tháng 5-2009, dù đã có nhiều cơn mưa nhưng tình hình mặn xâm nhập vào ĐBSCL vẫn diễn biến phức tạp. Tháng rồi, mặn men theo dòng Xà No vào tận thị xã Vị Thanh – Hậu Giang, khiến 8.000 hộ dân phải chạy tìm nước ngọt. Đây là chuyện hy hữu trong hàng chục năm qua! Nhiều diện tích trồng lúa ở Hậu Giang, Sóc Trăng bị thiệt hại nặng. Nguy cơ nước mặn xâm nhập trên diện rộng vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau đang tới gần.

Loay hoay phân định mặn - ngọt

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, từ giữa tháng 4-2009 đến nay, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây hại trên 10.000 ha lúa hè - thu ở huyện Ngã Năm. Trong đó, khoảng 4.000 ha ảnh hưởng nặng, lúa chết cục bộ. Hiện còn khoảng 5.000 ha của huyện chưa xuống giống được vì độ mặn đang ở mức cao từ 6-8‰.

Mặn cũng ảnh hưởng đến một số xã của huyện Thạnh Trị giáp huyện Ngã Năm và tỉnh Bạc Liêu. Tại Bạc Liêu, mặn xâm nhập sâu làm trên 25 ha lúa bị chết hoàn toàn, ảnh hưởng gần 7.000 ha lúa hè thu – độ mặn đo được tại đây 8-10‰.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua mặn xâm nhập vào thị xã Vị Thanh. Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt tê liệt, người dân thiếu nước sinh hoạt. Mặn cũng ảnh hưởng đến gần 20.000 ha lúa hè thu đã xuống giống.

Lý giải vấn đề này, mỗi địa phương đưa ra ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Khai thác công trình thủy lợi Bạc Liêu cho rằng: Thời điểm tỉnh này đưa nước mặn vào nuôi tôm, gặp ngay lúc triều biển Tây lên cao qua hệ thống sông cái lớn ảnh hưởng đến tận Hậu Giang qua hệ thống kênh quản lộ Phụng Hiệp. Trong khi đó, 2 trong số 3 cửa của cống Giá Rai bị hư nên chỉ mở được 1 cửa để xổ mặn, không thoát mặn kịp thời làm mặn xâm nhập sâu và kéo dài.

Không đồng tình với cách giải thích của ông Minh, ông Dương Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng phản biện: Từ 1997-2000, trục kênh quản lộ Phụng Hiệp ngọt hóa đến tận sông cái lớn của tỉnh Bạc Liêu nên tác động từ triều biển Tây là rất ít. Từ 2000-2006, Bạc Liêu đưa vùng tam giác Ninh Qưới (huyện Hồng Dân) vào nuôi tôm sú thì xâm nhập mặn bắt đầu diễn ra nhưng chưa ảnh hưởng nhiều. Nhưng từ 2008-2009, xâm nhập mặn từ phía Bạc Liêu diễn ra gay gắt, gây thiệt hại cho sản xuất của Sóc Trăng. Từ đây cho thấy, việc vận hành hệ thống cống ngăn mặn của Bạc Liêu còn nhiều điều chưa hợp lý.

Với cách vận hành này, dù hệ thống cống phân ranh mặn ngọt của vùng hoàn chỉnh cũng chưa phát huy hiệu quả vì mặn có vào nhưng không có ra! Còn ông Nguyễn Văn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho rằng: Mặn xâm nhập vào tỉnh theo hướng Nam chứ không phải từ hướng Tây. Độ mặn đo được tại thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vào đầu tháng 4-2009 đến nay từ 8-9‰, luôn cao hơn gấp đôi so với mặn xâm nhập từ hướng Cái Tư - Kinh Lầu giáp Kiên Giang.

Bộ NN-PTNT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống phân ranh mặn - ngọt tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng (vùng Bắc QL1A) từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, giai đoạn 2006-2010, với kinh phí trên 660 tỷ đồng, để xây mới trên 60 cống, đập, nhằm đảm bảo sản xuất cho trên 150.000ha của vùng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo hai tỉnh này, số tiền trên chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vốn để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi vùng này.

Trong khi chờ đợi hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, người dân ở bán đảo Cà Mau vẫn loay hoay với mặn - ngọt. Với người dân, năm nào nuôi tôm thuận lợi ưu tiên cho nước mặn vào, ngược lại tôm thất bại thì ngăn mặn trồng lúa, hoa màu.

Việc này kéo dài nhiều năm làm cho khoảng 60.000 ha đất lúa bị nhiễm mặn, việc đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào hệ thống thủy lợi để ngọt hóa chưa mang lai hiệu quả cao. Người trồng lúa và hoa màu mỗi năm bước vào quý 2 lại thấp thỏm lo âu vì nước mặn xâm nhập sâu vào đồng đất của mình.

Xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp nước!

Trong khi đó tại Cà Mau tình hình cũng phức tạp. Hiện vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau (tỉnh Cà Mau) gồm các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và một phần thành phố Cà Mau bị xâm mặn, tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, nhất là xuống giống vụ hè thu.

Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết, một bộ phận nông dân lén lút xả mặn vào đất lúa để nuôi tôm, gây xâm nhiễm mặn; hệ thống cống đập, thủy nông nội đồng trên đồng đất chưa xây dựng hoàn chỉnh. Nhiều cống thủy lợi xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác không ngăn được nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, các công trình này chậm sửa chữa, khắc phục dẫn đến xâm mặn vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Nông dân phải tốn nhiều chi phí rửa mặn, cải tạo đất để sản xuất mùa vụ, nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi không đảm bảo. Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất ở Cà Mau chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, thường xảy ra tình trạng nước tràn bờ đê khi triều cường cao, sạt lở, vỡ đê...

Nhu cầu vốn đầu tư cho 23 dự án tiểu vùng thủy lợi, phục vụ chuyển dịch sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp trên 4.000 tỷ đồng, nhưng đến nay mới có 4 dự án được phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ 190,5 tỷ đồng!

Tại xã Khánh Lâm (U Minh), nước mặn hầu như tràn ngập, xâm nhiễm hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã. Hệ sinh thái ngọt, môi trường biến động, xáo trộn, nông dân không thể cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, ao đìa nuôi cá cho vụ tới. Rất nhiều nông dân Cà Mau sốt ruột, lo lắng cho mùa vụ sắp tới bị thất bát, thua lỗ vì nhiễm mặn, sản xuất tốn kém nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi thấp!

Mới đây, Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã nghiên cứu về ngập lụt trên diện rộng và các hệ sinh thái nước ngọt bị mặn hóa ở tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu ở Cà Mau, được thực hiện dưới sự hợp tác của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, cho thấy: bão và sự dâng cao mực nước biển (SLR) sẽ tác động nghiêm trọng đến các ngành kinh tế của tỉnh, trong khi đó công tác quản lý ngắn hạn cũng như lâu dài là chưa đủ để giải quyết những vấn đề này.

Do vậy, tỉnh rất cần phải xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp nước, bao gồm các công trình thủy nhằm kiểm soát khối lượng, chất lượng và chuyển động của dòng nước tại các khu vực kín, cũng như xem xét vấn đề biến đổi khí hậu khi lập kế hoạch phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu cũng khuyến nghị, các nhà hoạch định Cà Mau chú trọng hơn đến bảo vệ sinh thái - duy trì hoặc tôn tạo những vùng tự nhiên như cồn cát, đất ngập nước, rừng duyên hải có tác dụng giảm sức mạnh của bão, cải thiện chất lượng nước và điều tiết dòng chảy.

C.PHONG – NG.TRẦN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang