• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu nhờ cây keo giống

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 21/05/2009
Ngày cập nhật: 23/5/2009

Đối với người nông dân, không có gì vui bằng sản phẩm của mình làm ra được tiêu thụ nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế. Chính điều đó khuyến khích họ sản xuất với quy mô ngày một lớn hơn, có tích luỹ và làm giàu chính đáng. Hơn thế, từ những mô hình làm kinh tế đã xuất hiện những người nông dân tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất của mình.

Cách đây khoảng chục năm về trước, đời sống của nhân dân khu 10 xã Ngọc Quan (huyện Đoan Hùng) còn rất nhiều khó khăn. Đất ruộng ít, bà con chủ yếu làm công nhân trong Lâm trường Đoan Hùng. Công việc vất vả, thu nhập lại không cao, nhiều người xin ra khỏi lâm trường về phát triển kinh tế tại gia đình. Thiếu vốn, thiếu ruộng nhưng lại có vốn kiến thức về trồng cây giống đã được tích luỹ trong quá trình làm công nhân lâm trường, nhiều gia đình quyết tâm đầu tư cải tạo vườn tạp, tận dụng đất hoang hóa, lấy đất trồng keo giống. Giống cây có thể liên hệ mua trong lâm trường hoặc qua những mối quan hệ quen biết, tin tưởng ở một số cơ sở sản xuất hạt giống miền Nam và miền Trung. Ban đầu việc trồng keo giống chỉ diễn ra ở một vài hộ cá thể nhưng sau đã nhanh chóng lan rộng ra cả khu.

Trồng keo giống không khó nhưng yêu cầu chăm cây kỹ càng và đầu tư về thời gian và công lao động. Những người nông dân ở đây thường nói vui: Trồng keo giống như là nuôi con mọn, chăm cây con cần tỷ mỷ như chăm một đứa trẻ vậy, phải trải qua nhiều công đoạn thì cây mới có thể lớn nhanh và cứng cáp.

Đầu tiên là ủ hạt giống. Hạt giống mua về, trước khi đem ươm cần ngâm qua nước sôi khoảng 5 phút để diệt bỏ một số loại dịch bệnh, nấm mốc, cũng là để hạt dễ nảy mầm; sau đó vớt ra và ngâm tiếp trong nước lạnh. Sau một ngày, lấy hạt giống đó đem ủ ấm khoảng 24 tiếng, đến khi hạt nảy mầm thì có thể đem ươm. Mỗi bầu cây chỉ cần ươm 1 hoặc 2 hạt. Đất trong bầu là loại đất đã được sàng mịn, trộn phân NPK với tỉ lệ 1/3 (1 phân/ 3 đất). Mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 lần, nhưng khi cây nảy mầm cần chú ý phòng trừ sâu bệnh vì khi còn nhỏ, sức đề kháng kém, cây rất dễ mắc các loại bệnh như nấm, sâu nõn, sâu trắng, nhện đỏ… Sau khoảng 3 – 4 tháng thì có thể xuất bán.

Bình quân 1 năm mỗi gia đình có thể xuất bán ba đợt keo giống, trung bình một nhà/ một đợt xuất khoảng 50 vạn cây, nhà nhiều có khi lên tới trên 100 – 200 vạn cây. Giá mỗi cây keo giống từ 180đ – 200đ. Như vậy, nếu so với trồng lúa thì trồng keo đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Trên diện tích một sào, trồng được 10 vạn cây, cao điểm 1 đợt xuất có thể cho thu về khoảng 20 triệu đồng trong khi đó tiền hạt giống và tiền bầu chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng. Những cây keo giống được xuất bán đi khắp các vùng miền trong cả nước, từ Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh đến Bình Định, Quảng Ngãi… Số lượng cây ươm ra thường không đáp ứng đủ nhu cầu đặt mua của khách. Nhưng ngược lại, người nông dân lúc nào cũng phải có mặt tại vườn keo, lúc sàng đất đóng bầu, khi tra hạt, tưới, tỉa cây, rồi kiểm tra, chăm chút xem cây có bị nhiễm bệnh không.

Ông Nguyễn Văn Quy - trưởng thôn khu 10 nói vui: “Ở ngoài vườn riết thành quen, hôm nào có việc đi đâu không ra được vườn ươm là thấy nhớ lắm. Những bầu cây cứ lớn nhanh như thổi, mới hôm trước mới thấy nhú mầm, chẳng mấy chốc đã lại xanh mướt rồi. Thế nên đôi lúc ít khách, cây đã lớn mà chưa có người hỏi, nhưng dù có phải nhổ bỏ thì vẫn cứ đóng bầu ươm loạt cây mới chứ không ai chịu bỏ nghề cả”.

Và nhờ cây keo giống, kinh tế nhiều hộ nông dân khu 10 đã khá hơn trông thấy. Tỉ lệ hộ nghèo của khu hiện chỉ còn xấp xỉ 7%, đại đa số các gia đình khác đều đã sắm được những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, phục vụ cuộc sống. Tiêu biểu có gia đình ông Nguyễn Văn Thiện trước làm công nhân trong lâm trường, cả gia đình trông vào đồng tiền lương ít ỏi của ông nên thường xuyên phải lo cái ăn, cái mặc. Sau khi nghỉ việc ở lâm trường, ông quyết định đầu tư trồng keo giống rồi truyền lại kinh nghiệm trồng cây cho ba người con trai. Cả ba người con của ông đều nối nghiệp bố, mỗi năm gia đình ông cũng xuất bán trên 150 vạn cây.

Ba người con của ông nhờ cây keo giống đã có thể tự lập nghiệp và xin tách ra ở riêng; nay đều xây được cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi. Mặc dù đều làm trong các công ty Nhà nước nhưng các anh vẫn tiếp tục trồng keo giống ở nhà, vừa tăng thêm thu nhập cũng là tạo công ăn việc làm cho một số chị em trong xã. Hay nhiều gia đình trồng keo với quy mô lớn như: Gia đình ông Nguyễn Văn Nam và ông Vũ Văn Hà đều ở thôn 10, mỗi năm có thể cho xuất bán từ 200 – 300 vạn cây. Nhờ đó đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều người trong khu gia đình không có đất trồng keo với mức lương trung bình từ 40 – 50 ngàn đồng/ ngày.

Hiện nay trong tổng số 70 hộ dân ở khu thì đã có trên 50% số hộ trồng cây giống; ngoài keo các hộ còn trồng thêm cây mỡ giống. Mô hình trồng cây keo giống ở khu 10 đã nhanh chóng phát triển với quy mô ngày một lớn hơn, lan nhanh sang các khu khác ở xã Ngọc Quan như khu 8, khu 15.

Vĩnh Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang