• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Đào ruộng dâu, phá nong tằm

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 18/05/2009
Ngày cập nhật: 19/5/2009

Thời gian gần đây, hàng nghìn hộ dân trồng dâu của huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lần lượt đào gốc dâu, phá nong tằm, từ bỏ nghề ươm tơ, dệt lụa. Nguy cơ mất làng nghề đang mỗi ngày một hiện rõ khi sản phẩm làm ra không thể nuôi sống được họ.

Thị trường khắc nghiệt

Nhiều nông dân từng theo nghề trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Duy Xuyên bảo rằng, đốn bỏ ruộng dâu, dứt áo với cái nghề “ăn cơm đứng” này là việc chẳng đặng đừng. Nguyên nhân chính, theo ngành nông nghiệp Duy Xuyên và người trồng dâu nuôi tằm, là do thị trường đầy biến động và khắc nghiệt. Giá tơ liên tục giảm mạnh, chi phí của nghề trồng dâu tăng cao, sản lượng kén mỗi ngày mỗi thấp ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập… đã khiến nghề này dần lụn bại.

Anh Lê Viết Hồng (làng Đông Yên, xã Duy Trinh) cho biết ở thời điểm năm 1999 trở về trước, với 5 sào dâu, năm nào anh cũng ươm được 7- 8 lứa tằm, tằm xuân cũng thu đáng kể. Nhưng ba năm gần đây, giá kén, giá tơ liên tục biến động khiến nghề trồng dâu, nuôi tằm của gia đình anh phải dẹp bỏ. Lão nông Nguyễn Tri (73 tuổi, thôn Đông Yên) là một trong số những hộ dân cuối cùng của thôn Đông Yên còn luyến tiếc cây dâu, nhưng cuối cùng cũng phải đốn bỏ, dù ông gắn bó với cái nghề truyền thống này đã hơn 40 năm nay. Cạnh đó, hàng chục héc ta dâu bãi Ô Ba cũng bị người dân lần lượt đốn bỏ, nhường chỗ cho cây bông vải, ớt, đậu, bắp, dưa… Không chỉ vậy, hàng trăm héc ta đất thuộc vùng bãi bồi bên sông Thu Bồn của huyện Duy Xuyên ở các xã Duy Thu, Duy Trinh, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Tân, thị trấn Nam Phước… một thời trù phú giờ đã vắng hẳn cây dâu, chỉ còn lơ thơ vài gốc được giữ lại để làm ranh giới đất - gọi là dâu bờ.

Theo tính toán của nông dân Phạm Lượng ở làng Đông Yên, với 4 sào đất trồng dâu, nếu một hộp trứng ươm thành công thì thu chừng 30kg kén. Mỗi kg kén dao động trong khoảng 25 - 40 nghìn đồng, trừ mọi chi phí thì tiền lời chỉ được 500 nghìn đồng. Một năm làm khoảng 6 hộp trứng thì không thể sống nổi. Ông Lượng bảo, nếu dùng trứng tằm với giá rẻ được đưa về từ phía Bắc (90 nghìn đồng/hộp) thì lời thêm chút ít nhưng năng suất lại không cao, chất lượng tơ rất kém, thị trường không chuộng. Nếu dùng trứng tằm Ngọc Lâm (Trung Quốc), thì giá thành đến hơn 150 nghìn đồng/hộp nhưng nuôi dễ thất bại vì yêu cầu kỹ thuật cao hơn…

Chọn lựa bất đắc dĩ

Nghề trồng dâu, nuôi tằm có lắm công đoạn liên quan trực tiếp với nhau, nếu “vỡ” một khâu nào thì dễ khiến nghề này long đong ngay. Lò ươm tơ của ông Đoàn Giáp lớn nhất xã Duy Trinh, thời cao điểm (trước 2003) mỗi năm ươm không dưới 3 tấn kén, nguồn nguyên liệu thu mua chủ yếu của người trồng dâu ở địa phương và các vùng lân cận. Nay, một năm vợ chồng ông ươm chỉ 3 tạ và hiện nay ươm cầm chừng, mỗi ngày cho ra khoảng 20kg tơ. Năm trước, ông Giáp bị ứ đọng hàng chục tấn tơ không bán được do giá thị trường quá rẻ. Bao nhiêu vốn liếng chôn hết vào đó, nợ ngân hàng chồng chất. Tương tự, gia đình ông Nguyễn Một (làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh) - hộ duy nhất của huyện Duy Xuyên chuyên cung cấp trứng tằm cho nông dân nuôi, thu mua kén, ươm tơ, hướng dẫn kỹ thuật… - thời hưng thịnh mỗi năm có thể mua vào đến 30 tấn kén, nay chỉ còn chừng 8 tấn.

Chưa hết, các hộ như ông Giáp, ông Một phải mua kén tận Thanh Hóa, Quảng Bình về ươm. Để tạo công ăn việc làm cho gần 20 nhân công lò ươm, những ngày lò không hoạt động ông Một phải mua đót về cho họ làm chổi bán. Ông Một nói, để khuyến khích nông dân giữ nghề trồng dâu nuôi tằm, năm 2008 ông đã mua hơn 20 nghìn cây dâu giống về cấp cho dân nhưng không mấy ai mặn mà. Ông Một cho biết, với giá kén thu mua hiện nay khoảng 35-40 nghìn đồng/kg thì sau khi trừ chi phí thuốc men, than, củi, nhân công… người trồng dâu, nuôi tằm vẫn có lãi. Trước đó, giá kén có lúc rớt thê thảm - khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/kg, người dân vẫn cầm cự được, nhưng nay thì dân nhất quyết từ bỏ. Thêm nữa, sản lượng kén không còn cao như trước, có thể do ảnh hưởng môi trường. Cạnh đó, nhiều thứ cây trồng khác cho thu nhập cao hơn khiến cây dâu và nghề nuôi tằm không thể cạnh tranh được.

Theo ông Huỳnh Văn Ánh - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, thời điểm trước năm 1990, toàn huyện có hơn 1.000ha dâu; nhiều nhất là xã Duy Châu với hơn 500ha, sau đó là Duy Trinh với khoảng 300ha. Nhưng 6 năm trở lại đây, diện tích trồng dâu liên tục giảm xuống do nông dân thi nhau đào bỏ. Toàn huyện còn khoảng 58ha nhưng con số thực tế thì chỉ 20ha, do nông dân trồng cầm chừng, đào bỏ nhiều để xen canh với nhiều loại rau màu khác vì đất trồng dâu được Nhà nước miễn thu thuế và còn nhiều cơ chế hỗ trợ khác. Trong khi đó, đặc điểm của cây dâu không thể trồng xen với các loại cây khác. Do không hiệu quả nên mới đây, xã Duy Trinh phải thu hồi hơn 6ha đất trồng dâu chuyển sang cho thuê trồng dưa để thu ngân sách cho xã.

Ông Nguyễn Công Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết: Huyện đang rất lúng túng chuyện cây dâu và gìn giữ nghề truyền thống. Trước đó, huyện cũng đã triển khai đề án đầu tư xây dựng làng nghề trồng dâu, nuôi tằm phục vụ du lịch làng nghề Thi Lai - Đông Yên với hơn chục héc ta, nhưng đã thất bại. Nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề cần kinh nghiệm, mà lớp người già yếu không thể theo nghề, lớp trẻ không ai tiếp nối. Và thị trường khắt khe đã đẩy nghề trồng dâu, nuôi tằm của Duy Xuyên đứng trước nguy cơ xóa sổ.

DOÃN HOÀNG - VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang