• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mỗi năm thu 800 triệu đồng nhờ trồng xen cây công nghiệp

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 11/05/2009
Ngày cập nhật: 14/5/2009

Ông Trần Minh Vinh ở ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) có 13 hécta cây trồng xen các loại như: cà phê, tiêu và điều... Nhờ vậy, đã tạo được bóng mát che phủ và tận dụng được các nguồn phân, nước, vừa giảm được chi phí đầu tư mà năng suất cây trồng lại đạt cao. Điều, cà phê đạt trên 3 tấn/hécta, tiêu trên 5 tấn/hécta, cao hơn khoảng 1 tấn so với những nhà vườn cùng ấp chỉ trồng chuyên một loại cây.

Năm 1986, gia đình anh Vinh đã hợp đồng với Lâm trường Xuân Lộc (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ) trồng 13 hécta đất với thời hạn sử dụng là 50 năm. Trong khi những người khác chỉ trồng chuyên một loại cây thì anh quyết định trồng xen nhiều cây với suy nghĩ: "Sẩy con chem chép, tém con cá rô". Quả đúng như vậy, vào những năm cà phê xuống giá thảm hại, chỉ còn 4 - 5 ngàn đồng/kg, thì anh đã có tiêu, điều bù lại. Hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu được trên 20 tấn điều, 15 tấn cà phê và khoảng 5 tấn tiêu với tổng thu nhập trên 800 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, do được che mát nên vườn cà phê nhà anh Vinh đã hơn 15 năm tuổi mà vẫn còn xanh tốt lại cho năng suất cao, trong khi những vườn cà phê cùng tuổi gần đó trồng chuyên canh thì đã già cỗi; riêng cây điều nhờ "ké" vào lượng phân, nước tưới cho cà phê, tiêu nên rất sai trái, hạt to chắc. Anh Vinh cho biết, vườn ít phải tưới nước, do giữ được độ ẩm nên phân bón không bị thất thoát vì trôi khỏi chỗ này đã có cây khác hấp thụ. Ông Nguyễn Đức Mầu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Tâm, nói: "Trước đây, nhiều bà con nghĩ rằng trồng chuyên canh một loại cây thì dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Thế nhưng qua mô hình trồng xen canh của anh Vinh chúng tôi mới thấy hiệu quả hơn. Vừa rồi chúng tôi đưa đoàn nông dân Thái Lan vào tham quan mô hình này, họ đánh giá cao lắm. Tới đây, địa phương sẽ giới thiệu rộng rãi cho nông dân trong xã để nghiên cứu áp dụng".

Với mô hình kinh tế tổng hợp này, không những đã giúp cho gia đình anh Vinh có cuộc sống khá giả mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nghèo với mức thu nhập từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/tháng. Anh Phạm Văn Hô, một nhân công quê ở Long An, đã làm việc cho nhà anh Vinh hơn 4 năm nay, nói: "Nhờ mô hình này mà tụi em có việc làm đều đều, hết thu điều lại hái cà phê, tiêu, rồi bón phân, tưới cây. Tụi em không sợ thất nghiệp".

Hiện nay, anh Vinh đang tiếp tục trồng xen các loại cây như: mít tố nữ, ca cao để có thu nhập rải đều trong năm.

Ngọc Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang