• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cao su trên đất rừng khộp: Có thích hợp?

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 11/05/2009
Ngày cập nhật: 11/5/2009

Tỉnh Đắc Lắc phối hợp với Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp vừa tổ chức Hội thảo khoa học: “Khả năng phát triển cao su trên đất rừng khộp Đắc Lắc”. Nhiều ý kiến tại hội thảo này cho rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rừng khộp ở Đắc Lắc không thích nghi, hoặc thích nghi ở mức thấp cho phát triển cao su, nếu trồng sẽ phải chi phí đầu tư lớn và khả năng rủi ro cao.

Tỉnh Đắc Lắc đang cho phép các doanh nghiệp khảo sát, lập dự án chuyển đổi 69.557 ha rừng nghèo, trong đó có 53.122 ha rừng khộp (chiếm 76% diện tích) sang trồng cao su. Đây là chương trình hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn tác động đến môi trường sinh thái.

Tại cuộc hội thảo này, ý kiến của nhiều nhà khoa học nhận định: rừng khộp là một hệ sinh thái rừng rất đặc trưng. Nó được hình thành trong những điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy sinh trưởng của cây rừng khộp rất chậm, nhưng đồng thời cũng khó thay thế bằng cây trồng khác. TS Tôn Nữ Tuấn Nam (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên) cho rằng: Điều kiện đất đai khí hậu vùng rừng khộp Buôn Đôn và Ea Súp khắc nghiệt, tầng đất canh tác mỏng, khả năng úng ngập trong mùa mưa cao, lượng bốc thoát hơi nước và nhiệt độ cao trong các tháng mùa khô ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là các cây công nghiệp dài ngày, như điều, cao su và cả cây rừng trồng. Vì vậy, phát triển cao su tại vùng này cần phải cân nhắc kỹ. Nếu trồng cao su không thành công thì tác động xấu của việc mất rừng đến môi trường tự nhiên của vùng là rất lớn.

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Tây Nguyên (Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa) cũng cho thấy: Đất rừng khộp có đặc trưng khô hạn trong mùa khô, dễ ngập úng trong mùa mưa. Đất có tỷ lệ cát cao và kết vón bề mặt lớn làm cho khả năng giữ ẩm kém, dễ mất nước trong mùa khô, mặt khác mùn và các dinh dưỡng khác cũng rất dễ bị rửa trôi trong mùa mưa. Tỷ lệ cát cao cũng dễ làm cho cây cao su đổ khi gặp gió lớn. Đất có hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp nên cây cao su chống chịu sâu bệnh kém, đồng thời phải chi phí đầu tư cao nhưng năng suất thấp.

Nhiều nhà khoa học khác cũng có những cảnh báo tương tự. Vì thế nếu tỉnh Đắc Lắc không cân nhắc kỹ trước khi quyết định chuyển đổi hơn 53.000 ha rừng khộp sang trồng cao su, đến khi cây cao su không cho mủ (tương tự như cây điều không trái), thì hậu quả sẽ rất lớn cả về kinh tế và môi trường sinh thái.

THÚY HIỀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang