• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đến bao giờ mới kiểm soát được chất lượng rau?

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 06/05/2009
Ngày cập nhật: 8/5/2009

Đồng Nai có khoảng 4.000 hécta chuyên sản xuất rau ăn lá, ăn quả, trung bình mỗi tháng cung cấp ra thị trường gần 15 ngàn tấn rau. Trong thời gian qua, chất lượng sản xuất rau vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu trên rau vẫn thường xảy ra.

Hiện cả nước có 43 tỉnh quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn, nhưng diện tích sản xuất rau sạch chỉ chiếm khoảng 8,5%. Tại Đồng Nai, diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về đất, nước để sản xuất rau sạch chỉ chiếm 2%. Song, thực tế để rau đảm bảo chất lượng, ngoài yếu tố đất và nước thì việc sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng.

* Kiểm soát không xuể

Rau ở Đồng Nai được trồng ở hầu hết các địa phương, trong đó tập trung nhiều ở Biên Hòa, Xuân Lộc, Tân Phú và Định Quán, hàng năm cung cấp ra thị trường gần 200 ngàn tấn rau ăn lá, ăn quả. Mặc dù sản lượng rau rất lớn nhưng cho đến nay toàn tỉnh mới có 4 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về đất, nước để sản xuất rau an toàn, đó là: Hợp tác xã (HTX) rau Xuân Bắc, HTX rau Trường An (huyện Xuân Lộc), HTX rau Phú Đông (huyện Nhơn Trạch) và HTX rau Trảng Dài (TP. Biên Hòa) với tổng diện tích trên 50 hécta. Bà Trương Thị Thành, Phó phòng kỹ thuật Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, cho biết: "Không chỉ riêng Đồng Nai, các tỉnh trong cả nước cũng đều không kiểm soát nổi chất lượng rau bởi chưa có biện pháp chế tài đủ sức răn đe. Hàng năm, chi cục tổ chức lấy trên 300 mẫu rau tại một số chợ, nơi sản xuất để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV. Trong trường hợp phát hiện có dư lượng thuốc vượt mức an toàn thì gửi mẫu về địa phương đề nghị chính quyền sở tại nhắc nhở người sản xuất. Sau đó, chi cục phối hợp với địa phương mở lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn cho người dân trong vùng tham gia". Cũng chính vì quản lý chất lượng mới dừng ở mức... nhắc nhở và tuyên truyền, nên chất lượng rau trên thị trường, trừ các HTX có chứng nhận sản xuất an toàn, thường phụ thuộc vào thời tiết và giá cả. Chị H. ở phường Tân Phong TP. Biên Hòa, cho hay: "Tôi biết trồng rau không nên phun nhiều thuốc BVTV, nhưng sâu bệnh quá đành phải sử dụng thuốc nếu không sẽ bị mất trắng. Khi giá rau đắt, muốn nhanh thu hoạch thì phải tăng lượng phân hóa học và một số loại thuốc kích thích khác". Theo một số hộ trồng thì rau phun nhiều thuốc BVTV và phân hóa học thường cho màu sắc tươi non hơn rau ít phun thuốc và ít dùng phân hóa học. Và, tâm lý người mua cũng thường chọn loại rau tươi non, do vậy nhiều người trồng rau chạy theo thị hiếu tiêu dùng và lợi nhuận đã bỏ qua chất lượng.

* Để sản xuất rau an toàn

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, nếu trong rau có dư lượng thuốc BVTV vượt mức an toàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng. Thế nhưng, thói quen của đa số người tiêu dùng vẫn còn dễ dàng chấp nhận loại rau trôi nổi không rõ nguồn gốc sản xuất. Ông Vũ Văn Vương, Chủ nhiệm HTX rau Trường An, cho hay: "Chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn 8-10 triệu đồng/hécta so với trồng bình thường, nhưng giá bán chỉ bằng các loại rau trôi nổi không rõ nguồn gốc nên người trồng rau an toàn nhiều khi cũng nản. Theo tôi, chỉ cần người tiêu dùng thay đổi thói quen khi mua rau phải rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn thì rau kém chất lượng khó tồn tại. Như vậy sẽ buộc người trồng muốn bán được rau phải thực hiện đúng quy trình sản xuất an toàn để đảm bảo chất lượng".

Có 2 cách kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau là phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính có thuận lợi 2 -4 tiếng sau sẽ biết kết quả, giá thành khoảng 70 ngàn đồng/mẫu, song không biết chính xác dư lượng vượt bao nhiêu. Còn phương pháp định lượng biết được chính xác dư lượng thuốc BVTV vượt bao nhiêu nhưng thời gian kiểm tra mẫu từ 4 - 5 ngày và giá thành rất cao - trên 300 ngàn đồng/mẫu. Cả 2 phương pháp chỉ làm để khuyến cáo chứ không ngăn được rau kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường, vì khi có kết quả thì các điểm bán, hoặc sản xuất đều đã tiêu thụ hoặc tẩu tán hết số rau. Thạc sĩ Võ Văn Phi, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, nói: "Từ nay đến hết năm 2010, chi cục sẽ thẩm định nguồn nước và đất của khoảng 2.000 hécta đang trồng rau. Nếu thấy đủ điều kiện sản xuất rau an toàn sẽ đề nghị địa phương quy hoạch thành vùng trồng rau. Trong trường hợp không đủ điều kiện trồng rau, chi cục sẽ khuyến cáo nông dân chuyển qua trồng cây khác. Chi cục đã có ý kiến với Cục BVTV kiến nghị Nhà nước ban hành biện pháp chế tài để quản lý chất lượng rau được chặt chẽ. Khi đó, chúng tôi sẽ phối hợp với địa phương tập huấn và cấp chứng nhận an toàn cho người trồng. Chỉ có ai hội đủ điều kiện mới được phép sản xuất rau".

Thực tế cho thấy, để quản lý được chất lượng rau đòi hỏi phải có biện pháp chế tài đủ mạnh, đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành và chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền quá trình sản xuất rau an toàn; xây dựng những mô hình điểm sử dụng thuốc sinh học, giảm thuốc hóa học để nông dân học tập. Ngoài ra, ở những vùng có diện tích rau lớn, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tăng cường kiểm tra những điểm kinh doanh thuốc BVTV, hạn chế thuốc ngoài danh mục cho phép. Chi cục BVTV cũng cần thường xuyên lấy mẫu phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV để có khuyến cáo kịp thời cho người trồng rau.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang