• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Việt Nam sẽ trồng cây biến đổi gen?

Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 01/05/2009
Ngày cập nhật: 7/5/2009

Cho đến thời điểm hiện nay, cây biến đổi gen chưa được phép trồng chính thức thương mại hóa tại Việt Nam. Nhiều đơn vị khoa học trong nước đã tạo ra một số dòng cây biến đổi gen hoặc nhập về nhưng chỉ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Hiện nay nhiều người băn khoăn không biết Việt Nam có trồng cây biến đổi gen hay không.

Trồng cây biến đổi gen vào năm 2015

Năm 2004, Việt Nam đã gia nhập nghị định thư Cartagena, công ước quốc tế đầu tiên về quản lý an toàn sinh học. Sau đó là nhiều nghị định, quyết định liên quan đến quản lý cây trồng biến đổi gen được ban hành. Tuy nhiên, để cây trồng biến đổi gen được chính thức đưa vào trồng thương mại thì phải chờ nghị định mới của chính phủ dự kiến sẽ phê duyệt vào quý 3 năm nay. Trọng tâm vấn đề là bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người tránh các rủi ro tiềm ẩn.

Theo Vụ khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN &PTNT), Việt Nam đã định hướng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Mục tiêu đến năm 2010, chọn tạo một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng. Đến năm 2015 sẽ đưa một số cây trồng biến đổi gen vào sản xuất, đến năm 2020 công nghệ sinh học nông nghiệp đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN. Diện tích trồng các giống cây mới tạo ra bằng kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng các giống cây biến đổi gen chiếm 30 - 50%. Như vậy, Việt Nam đã có chủ trương phát triển trồng cây biến đổi gen. Trong khi chờ quy định mới, theo quyết định 212 của Thủ tướng năm 2005 thì các tổ chức cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có giấy chứng nhận an toàn sức khỏe, môi trường và đa dạng sinh học (do Bộ NN&PTNT khảo nghiệm nguy cơ đối với đa dạng sinh học và môi trường, Bộ y tế khảo nghiệm nguy cơ đối với sức khỏe con người). Đồng thời có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh lĩnh vực tương ứng. Hiện tại đã có nhiều dòng cây biến đổi gen nghiên cứu nhưng chưa thể thử nghiệm trên đồng ruộng do không có điều kiện, đặc biệt là nhà kính an toàn sinh học. Viện di truyền nông nghiệp và Viện lúa ĐBSCL là các đơn vị có chức năng xác định cây trồng có biến đổi gen hay không. Chưa có phòng thí nghiệm nào được cấp phép xác nhận sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen đối với thực phẩm hay các loại củ, quả.

Lợi ích từ cây trồng biến đổi gen

Kể từ năm 1996 đến nay, sau gần 14 năm, cây trồng biến đổi gen đưa vào canh tác đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Năm 2007, tổng diện tích cây trồng biến đổi gen trên 114 triệu ha, trong đó chủ đạo là đậu nành biến đổi gen với 58,6 triệu ha, tiếp theo là bắp (35,2 triệu ha), bông vải (15 triệu ha) và cải dầu canola.

TS. Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, Việt Nam ưu tiên phát triển bốn loại cây biến đổi gen là bắp, đậu nành, bông vải và cải dầu. Bắp là cây ngũ cốc quan trọng thứ hai sau lúa, luôn phải nhập khẩu số lượng lớn (khoảng 800.000 tấn/năm) mới đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Năng suất bắp Việt Nam hiện thấp; cao nhất là An Giang đạt 6,4 tấn/ha nhưng chỉ bằng 64% năng suất bắp của Mỹ (9 - 11 tấn/ha). Rất nhiều địa phương trồng bắp năng suất chỉ 3 - 4 tấn/ha.

Lợi ích của cây chuyển gen là năng suất cao, kháng sâu bệnh, hạ giá thành sản xuất, tăng hiệu suất trên cùng diện tích. Cụ thể bắp biến đổi gen Bt, có năng suất vượt trội (trung bình 8 - 10 tấn/ha), nhờ khả năng kháng sâu nên tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc và nhân công, giảm ô nhiễm môi trường.

Bắp chuyển gen Bt có ảnh hưởng đến con người?

TS. Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, bắp Bt là tên gọi chung cho các giống bắp chuyển gen có biểu hiện kháng sâu do được chuyển gen mã hóa cho sản phẩm protein (delta-endotoxins) có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) và gây độc với côn trùng. Những protein này chỉ có độc tính khi được tiêu hóa trong ruột côn trùng bằng cách gắn với các thụ thể đặc biệt của côn trùng trong ruột giữa, chèn vào lớp niêm mạc ruột và tạo nên các lỗ đặc hiệu ion (ion-specific pores), làm rối loạn quá trình chuyển hóa calci và gây chết. Ở tế bào niêm mạc ruột của người và động vật không có những thành phần thụ cảm với protein delta-endotoxins của các chủng Bt, do đó con người không bị mẫn cảm với protein này. Những protein này bảo vệ cây bắp khỏi sự phá hoại sâu hại nhưng không gây độc cho người, động vật và hầu hết các loại côn trùng khác. Bắp Bt là cây trồng biến đổi gen đầu tiên được thương mại hóa, và được chấp nhận thương mại hóa ở Mỹ, Canada, Argentina, Nam Phi, Tây Ban Nha, Philippines, Uruguay, Honduras, Đức. Ở châu Âu, 7 quốc gia đã trồng bắp Bt, trong đó có Pháp. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, bò sữa ăn bắp Bt thì chất lượng sữa, các thành phần không có gì khác biệt so với ăn bắp thường.

P. DUY - THANH TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang