• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đào tạo nông dân... làm giàu !

Nguồn tin: NTNN, 25/02/2005
Ngày cập nhật: 27/2/2005

Trong 4 năm qua, Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với ngành Thuỷ sản đào tạo được 1.350 ND trở thành công nhân nông nghiệp, huấn luyện cho hơn 70.000 lượt người kiến thức chăn nuôi... Nhờ vậy, sản lượng cá đã tăng từ 7.000 tấn (2000) lên 15.000 tấn (2004).

Học hành để thoát nghèo

Đó là cách ví von hóm hỉnh của anh Đoàn Đắc Hưng ở xã Phú Hoà, Lương Tài về chương trình học nuôi trồng thuỷ sản mà anh vừa được học... "Hai năm trước, gia đình tôi vẫn thuộc diện nghèo. Khi có chủ trương chuyển đổi đất 1 vụ lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản, tôi chuyển đổi 3,3 mẫu ruộng sang đào ao nuôi cá, thả vịt... Thú thật, lúc đó chỉ biết nuôi mò vậy thôi, chưa kinh nghiệm gì. Mỗi khi mưa xuống, cá chết hàng loạt, vớt đầu này, cá lại chết nổi trắng đầu kia... Cả năm đó không lời lãi được đồng nào!" - anh Hưng kể.

Nhờ Hội ND làm thủ tục cho đi học ở Trường Trung cấp Thuỷ sản Từ Sơn, đầu năm 2004, lần đầu tiên, anh Hưng được học các môn thuỷ hoá, thuỷ học (môi trường), dinh dưỡng, kỹ thuật sản xuất cá giống, cá thịt, bệnh cá, khai thác, kỹ thuật nuôi đặc sản, pháp luật và kinh doanh... Được học, anh mới nhận ra, cá chết sau mưa là do dư lượng axít trong nước quá cao, ô nhiễm môi trường, việc cho ăn, bắt cá đi bán cũng phải chọn thời gian phù hợp... Ngay năm đầu ứng dụng, anh đã đạt thu nhập của hộ khá, giàu: Trên 3,3 mẫu mặt nước, anh thu 6 tấn cá trắm, trôi, mè, chép, bán được hơn 70 triệu đồng, trừ hết chi phí, vẫn còn 40 triệu. "Giờ đây, chỉ cần nhìn màu nước hoặc thò ngón tay xuống nước là tôi đã biết nhiệt độ, độ pH của nước là bao nhiêu" - anh Hưng nói.

"Cả huyện Lương Tài có tới 684 ND được đào tạo như anh Hưng - ông Nguyễn Thế Gió, Phó chủ tịch Hội ND huyện cho biết - Giờ đây, ở Lương Tài, ai ai cũng nói đến chuyện "đổi vườn lấy ruộng", "dời nhà ra cánh đồng" làm trang trại chăn nuôi. Các khoá học chuyên sâu về nghề thuỷ sản từ 3 tháng đến 1 năm đã đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Hiệu quả của việc học thấy rõ: Trước đây, 1 sào ao nuôi cá chỉ thu được 1-1,5 triệu đồng, sau khi học và áp dụng KHKT, mỗi sào cho thu hoạch gấp 3 lần (3-5 triệu đồng).

Nông dân thành... công nhân

Đây không phải là chuyện vui, mà là định hướng nghiêm túc của tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Xuân Vững - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh cho biết: 80% dân số Bắc Ninh sống bằng nghề nông, toàn tỉnh có 6.000 ha ruộng trũng, 500ha ao hồ... Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã chủ trương nuôi thâm canh thuỷ sản trên mặt nước đã có, đồng thời cải tạo 4.000ha ruộng trũng để làm VAC, trong đó chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với quy mô rộng hơn, chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, Hội phải có trách nhiệm trong việc đào tạo ND thành những công nhân, những "chuyên gia" nuôi trồng thuỷ sản...

Về cách thức phối hợp đào tạo, ông Vững cho biết: Sau khi có Nghị quyết liên tịch giữa T.Ư Hội NDVN với Bộ NN&PTNT, Bộ Thuỷ sản, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho gần 80.000 lượt ND (tập huấn ngắn hạn từ 3-5 ngày). Hội còn phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Trường Trung cấp Thuỷ sản Từ Sơn liên kết đào tạo "công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy, hải sản" cho ND. Tỉnh hội đã giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm trách nhiệm chiêu sinh, tổ chức, theo dõi lớp học. Phía nhà trường chịu trách nhiệm giảng dạy và chi phí. Học viên được miễn hoàn toàn học phí. Mỗi khoá, học viên được học 420 tiết với 10 môn lý thuyết, còn lại vừa học vừa thực hành tại các cơ sở sản xuất. Trong 4 năm qua, đã có 26 lớp như vậy với 1.350 người của 80 xã, phường được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, các "học viên" về thực hành ngay trên ao cá của gia đình. Năng suất cá trung bình tăng từ 2 tấn/ha lên 3 tấn, thậm chí có hộ đạt 5 tấn/ha (như ông Nguyễn Duy Kiếm ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình). Chỉ trong 4 năm, sản lượng cá của Bắc Ninh tăng từ 7.000 tấn (năm 2000) lên 15.000 tấn (năm 2004). Hơn 100 học viên còn mạnh dạn nuôi ba ba, có người nuôi tới 1.000 con như ông Trịnh Văn Sim ở Lương Tài, ông Nguyễn Văn Hoà ở Yên Phong...

Theo ông Vững, 1.350 ND được đào tạo chính quy đã hướng dẫn lại cho hơn 4.000 ND khác. Có ít nhất 200 hộ đã thoát nghèo nhờ được học và nuôi cá theo kỹ thuật được học. Song song với tổ chức dạy nghề, Hội đã giúp ND vay trên 280 tỉ đồng để đầu tư sản xuất... Tới đây, Tỉnh hội tiếp tục mở rộng liên kết để đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề trồng trọt, chăn nuôi gia cầm cho ND, với mục tiêu mỗi năm đào tạo từ 200-400 lao động biết nghề (trình độ công nhân, trung cấp)...

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang