• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dự báo: Sẽ hạn hán nặng

Nguồn tin: TTCN, 27/02/2005
Ngày cập nhật: 27/2/2005

Tình hình hạn trong thời gian tới sẽ diễn ra trên phạm vi rộng và rất nặng. Hai khu vực căng nhất sẽ là duyên hải Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa) và Tây nguyên.

Tại duyên hải Nam Trung bộ, chúng tôi đã chỉ đạo những vùng không thể cân đối được nguồn nước phải chuyển sang trồng cây cần ít nước. Nếu ngay cả cây trồng cần ít nước không chịu được thì sẽ phải bỏ vụ. Thà làm như thế còn hơn là gieo cấy rồi mất cả giống, mất cả công.

Theo Cục Thủy lợi, từ năm 1960 - 2004 hạn hán nặng đã làm ảnh hưởng đến vụ đông xuân các năm 1959, 1961, 1970, 1984, 1986, 1993, ảnh hưởng tới vụ mùa các năm 1960, 1961, 1963, 1964, 1983, 1987, 1988, 1990, 1992, 1993. Tuy nhiên, năm được đánh giá hạn nặng nhất trong vòng 44 năm qua là năm 1998 làm thiệt hại trên 5.000 tỉ đồng. Nguyên nhân hạn chủ yếu do mùa mưa kết thúc sớm hơn mọi năm khoảng một tháng nên lượng mưa chỉ đạt 50 – 70% so với trung bình nhiều năm. Cùng với việc thiếu hụt lượng nước mưa, nhiệt độ các tháng đầu năm cũng cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 – 30C. Hậu quả, một số sông không còn dòng chảy, nhiều hồ chứa bị cạn kiệt (Nghệ An cạn 579 hồ, Quảng Bình cạn 110 hồ, Quảng Trị cạn 85 hồ). Tình trạng này đã khiến 898.962 ha lúa (chiếm 12% diện tích cả nước) bị hạn, trong đó có 122.081 ha bị mất trắng.

Tùy từng khu vực nhưng có những nơi đã phải giảm đến 40% diện tích sản xuất vụ đông xuân, nơi thấp giảm 20%. Dự báo tình hình rất khó khăn cho ba tỉnh thuộc khu vực này vì một số nơi đã mất vụ mùa rồi mà nếu không sản xuất được vụ đông xuân sẽ càng khó khăn hơn. Không chỉ nước cho nông nghiệp, nước cho người, cho gia súc cũng rất khó khăn.

Do vậy, những tỉnh này sẽ ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt với những hệ thống thủy lợi còn nước. Nơi nào hệ thống thủy lợi không tới phải đào giếng, khoan giếng mới, đào sâu thêm giếng cũ. Những nơi đào giếng mà không có nước thì phải dùng xe xtec cung cấp nước.

Tại Tây nguyên cũng rất thiếu nước, đặc biệt nước tưới cây công nghiệp, trong đó có cà phê. Hiện cà phê tại đây đã được tưới nước đợt 2 nhưng không còn nguồn nước để tưới cho các đợt sau. Chúng tôi đang kêu gọi các địa phương tận dụng tất cả mọi nguồn nước, khoan thêm giếng để chống hạn. Trong thời gian tới, nếu Tây nguyên và duyên hải Nam Trung bộ không có lũ tiểu mãn hoặc lũ tiểu mãn nhỏ thì tình hình sẽ rất thiếu nước cho vụ hè thu và thiếu nước cho sinh hoạt.

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, vụ đông xuân cơ bản đã hoàn thành và một số diện tích đã bước đầu thu hoạch. Tuy nhiên, vụ hè thu của vùng này sẽ khó khăn vì nguồn nước hiện rất thấp.

Chúng tôi dự kiến chia vùng này thành hai vùng. Vùng ngập lũ (An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, một phần Cần Thơ, một phần Tiền Giang) do bị khống chế về mặt thời gian, phải thu hoạch lúa hè thu trước 15-8 hằng năm để tránh lũ chính vụ, nên sẽ phải thực hiện các giải pháp quyết liệt như nạo vét, bơm, phân phối nước để đảm bảo đủ nước. Vùng còn lại không bị ảnh hưởng của lũ nhưng nếu không có mưa sẽ phải lùi thời vụ lại chứ không thể gieo cấy đúng thời vụ.

Ở các tỉnh phía Bắc, do hồ Hòa Bình và Thác Bà xả nước nên giữ được mực nước tối thiểu 2m ở sông Hồng trong suốt thời gian từ 20-1 đến 22-2 nên cơ bản đáp ứng cho 95% diện tích cây trồng có nước, và đến cuối tháng này toàn bộ 100% diện tích sẽ đảm bảo nguồn nước gieo cấy.

Chính phủ đang đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước vừa và lớn để nâng cao khả năng điều tiết nước giữa mùa khô và mùa mưa. Nếu những công trình này đưa vào sử dụng sẽ cải thiện được tình hình hạn hán hằng năm. Ngoài ra, chúng tôi chỉ đạo rà soát để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, ưu tiên đầu tư, nhất là đầu tư kiên cố hóa kênh mương chống thất thoát nước ở những vùng thiếu nước. Một giải pháp lâu dài khác là tiến hành trồng rừng giữ nước.

HẠN HÁN ĐANG LAN RỘNG

Đắc Lắc: Không chỉ có cả trăm ngàn hecta cây ngắn ngày vụ thu đông ở Gia Lai, Đắc Lắc, Kontum có nguy cơ mất trắng rất cao, mà việc thiếu hụt nước tưới ở các sông, hồ, công trình thủy lợi... trầm trọng hơn mọi năm đang đe dọa nặng nề cả vụ đông xuân tới. Chuyện trắng tay của hàng vạn hộ nông dân và cả doanh nghiệp đã và tiếp tục nặng nề hơn.

Dự kiến Đắc Lắc sẽ bị mất trắng khoảng 19.000ha ngô, trên 10.000 ha đậu, lạc, bông vải với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỉ đồng.

Diện tích lúa nước trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc khô hạn là 2.748 ha, trong đó mất trắng 1.061 ha; diện tích cây cà phê khô hạn lên đến 68.406 ha.

Đắc Nông: Tại tỉnh Đắc Nông, 16.000 ha cây trồng các loại vụ thu đông vừa qua bị khô hạn, trong đó mất trắng 14.000 ha, làm giảm 26.000 tấn lương thực so với kế hoạch.

Gia Lai: Hai tháng nay các huyện phía tây của tỉnh Gia Lai không mưa. 7.000 ha cây trồng có nguy cơ mất trắng; hàng ngàn hecta rừng phòng hộ, rừng tái sinh, rừng đầu nguồn, đặc biệt là rừng trồng thông, bạch đàn, các vườn cây công nghiệp (cao su, điều, cà phê...) đang ngày đêm bị giặc lửa đe dọa.

Lâm Đồng: Sông suối cạn kiệt nhất trong 10 năm qua. Diện tích cây trồng bị mất trắng tính đến thời điểm này là trên 3.100 ha, diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán trên 8.000 ha. Ở các huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh trên 70% diện tích chè và cà phê bị khô hạn nghiêm trọng. Nếu trời không mưa, cà phê đến độ ra hoa kết trái có nguy cơ mất trắng.

Ninh Thuận: Hạn hán kéo dài hơn 10 tháng qua ở Ninh Thuận đã dồn đẩy nông dân vào tình cảnh khó khăn. Hồ Tân Giang ở huyện Ninh Phước có dung tích 13 triệu m3 giờ đã cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp nước cho đàn gia súc. Các hồ Ông Kinh, Thành Sơn ở huyện Ninh Hải có dung tích gần 2 triệu m3 cũng đã trơ đáy, đất rắn đanh lại. Tại đây người dân đang tụ tập khá đông để đào giếng và đặt máy bơm ngay trong lòng hồ.

Riêng hệ thống thủy điện Đa Nhim đang xả nước với lưu lượng 9-11m3/s, giảm 50% so với cùng kỳ, nên khả năng tưới tiêu cho hơn 4.000 ha đất địa phương xem như không thể thực hiện được.

Bình Thuận: Giám đốc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hải cho biết tính đến nay thiệt hại do hạn hán gây ra ở Bình Thuận là 230 tỉ đồng, trong đó thiệt hại về rừng trồng rất đáng kể. Gần 22.000 hộ dân đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Trên 130.000 con gia súc đang chết khát vì các sông hồ, kênh rạch đều cạn kiệt. Bình Thuận đang có khoảng 70.000 nhân khẩu cần cứu đói và thiếu khoảng trên 1.000 tấn giống lúa, bắp để sản xuất cho vụ hè thu 2005.

Đồng bằng sông Cửu Long: Gần hai tháng nữa mới vào cao điểm mùa khô, nhưng nhiều địa phương ở ĐBSCL đã bắt đầu thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tỉnh An Giang có 115 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 650km cần phải nạo vét, nếu không thì khoảng 35.000 ha lúa hè thu sẽ gặp hạn.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang