• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ giới hóa nông nghiệp đợi 'cú hích'

Nguồn tin: Đất Việt, 30/04/2009
Ngày cập nhật: 2/5/2009

Tăng độ phì nhiêu lại giảm đến 40% chi phí làm đất…, đây là hiệu quả rõ nét từ việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Thế nhưng quá trình này vẫn cần cú hích của vốn đầu tư.

Là một trong số các hộ nông dân đầu tiên được nhận hỗ trợ từ Đề án, anh Lưu Đức Đồi, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã là chủ sở hữu chiếc máy làm đất mang tên hiệu BS-20. Đủ bộ nông cụ: cày, bừa, lồng, bám, anh Đồi nhanh chóng phát triển dịch vụ làm đất cho bà con trong thôn.

Hai tháng thu hồi hàng trăm triệu tiền vốn

Ngay trong vụ mùa 2008, anh Đồi đã hoàn thành 72 mẫu đất đảm bảo kỹ thuật, giúp bà con kịp thời vụ sản xuất.

“Trừ chi phí dầu, mỡ, công lao động, khấu hao máy móc, mỗi sào ruộng bà con chỉ phải trả 60.000 đồng cho việc làm đất. Bà con giảm chi phí, gia đình tôi cũng cũng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư”, anh Đồi phấn khởi.

Tham gia Đề án, gia đình anh Đồi được hỗ trợ 75% vốn mua máy. Tính sơ bộ, chiếc máy có giá 108.700.000 đồng, hạch toán một năm với 72 mẫu ruộng đã hợp đồng tổng thu nhập tiền công và lãi là trên 72 triệu đồng.

Anh Đồi nhẩm tính: “Nếu hoạt động hết công suất, máy có thể làm 200 mẫu một vụ, thu nhập sẽ là 120 triệu đồng. Như vậy chỉ sau một năm làm máy (thực chất chỉ có 2 tháng mùa vụ) gia đình tôi đủ vốn mua máy”.

Không chỉ vậy, các hộ tham gia Đề án được hỗ trợ 75% tiền mua máy, không phải trả lãi suất trong ba năm. Qua sáu tháng tổ chức triển khai, tính đến tháng 11/2008 tỉnh Hải Dương đã có 669 máy được bà con đăng ký, trong đó có 578 máy đã mua và đưa vào sử dụng.

Ông Cao Tiến Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (VEAM) cho biết: “Việc hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, tăng năng suất lao động, cày bừa kỹ, giảm chi phí, hạ giá thành, thúc đẩy nông dân dồn điền đổi thửa, tạo ra những vùng sản xuất tập trung chất lượng cao. Hiện tất cả các hộ nông dân ở Hải Dương đưa máy vào sử dụng bước đầu rất phấn khởi, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp”. Quy trình phức tạp, các “nhà” ngại tiếp cận

Không quá khó khăn để thấy được hiệu quả từ việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thế nhưng nhìn lại quy trình mới thấy vẫn còn khá nhiều bất cập. Điều này khiến nhà nông ngại tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp cũng nản vì quy trình quá phức tạp.

Ông Nguyễn Thanh Giang, Tổng Giám đốc VEAM cho biết: “Để triển khai chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, mỗi năm lãnh đạo VEAM phải đến làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của từng tỉnh. Sau đó, Sở mới làm báo cáo lên UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo rồi mới bán máy cho nông dân. Quy trình này thông thường mất từ năm đến sáu tháng. Do vậy để triển khai tại 64 tỉnh, thành rất mất công. Đây chính là lý do qua năm năm thực hiện chính sách nhưng mới chỉ có trên 30 tỉnh thành triển khai”.

Ông Tuấn cũng thẳng thắn chỉ ra vướng mắc: “Một số nơi cán bộ thẩm định của ngân hàng chưa tạo điều kiện cho nông dân vay kịp thời hoặc cho vay chưa đủ tỷ lệ 75% tổng số tiền mua máy. Có chi nhánh cấp huyện chưa nắm chắc hướng dẫn của liên ngành tỉnh, vẫn yêu cầu nông dân thanh toán lãi vốn vay ưu đãi… do vậy bà con nhiều nơi không tiếp cận được với nguồn vốn vay”.

Để việc cơ giới hóa nông nghiệp được tiến hành đồng loạt hơn, nhiều ý kiến cho rằng các “nhà” cần bắt tay nhau chặt hơn. Được biết, Bộ Công thương đang trình Chính phủ gói kích cầu nông nghiệp. Nếu Chính phủ phê duyệt, nông dân sẽ vay tiền không lãi hoặc lãi suất cực thấp để mua vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu. Hy vọng đây sẽ là cú hích để nông nghiệp Việt Nam thực hiện một cuộc cách mạng mới.

Ngày 26/12/2002,Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020". Theo đó, thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp thuộc chương trình cơ khí trọng điểm được ưu tiên đầu tư, phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng được 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước.

Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép các tỉnh, thành phố hỗ trợ nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng ngân sách của địa phương. Mức vốn được vay cao nhất là 70% giá trị thiết bị cần mua (có tỉnh 75%), mức vay không phải thế chấp tối đa không quá 10 triệu đồng mỗi hộ, số còn lại, nông dân phải tự bỏ vốn đầu tư. Mức lãi suất tiền vay là 2% mỗi năm, trả trong thời hạn ba năm.

Bích Ngọc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang