• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình trồng rau mầm ở Phước Thuận, Xuyên Mộc (BRVT): Thu lãi cao nhưng nông dân vẫn lo lắng

Nguồn tin: Bà Rịa - Vũng Tàu, 28/04/2009
Ngày cập nhật: 29/4/2009

Với số vốn bỏ ra không lớn, sau 7 ngày gieo hạt đã có thể thu lời 1 triệu đồng. Đó là hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau mầm đem lại cho một số hộ dân ở xã Phước Thuận. Mô hình trồng rau mầm này đã mở ra hướng đi mới cho công tác giảm nghèo của xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

SAU MỘT TUẦN CẦM CHẮC 1 TRIỆU ĐỒNG

Chị Nguyễn Thị Lan, ở ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, người đi tiên phong trong trồng rau mầm đã khẳng định chắc như đinh đóng cột với chúng tôi như thế. Chỉ cho chúng tôi xem một căn nhà kho diện tích khoảng chừng 20m2, với những kệ rau mầm san sát, chị Lan khoe: “Chỉ cần có 200 ngàn đồng là đã có thể trồng được rau mầm. Từ khi ngâm hạt đến thu hoạch chỉ 6-7 ngày. Thời gian quay vòng cây rau rất ngắn mà lại thu lời cao. Một tuần trung bình gia đình tôi xuất 1 tạ rau mầm, cầm chắc lãi 1 triệu đồng”. Chị Lan cho biết, việc trồng rau mầm thật đơn giản, vậy mà biết bao thế hệ trồng rau ở đây không tìm ra. Chỉ sau khi được tham gia lớp tập huấn khuyến nông trong đúng 1 ngày, người trồng rau ở vùng đất cát đầy nắng gió này mới biết đến.

Chị Lan so sánh và toan tính: “Nếu so với các loại rau khác thì trồng rau mầm rất phù hợp với vùng đất cát Phước Thuận vì trồng trong nhà, thời gian ngắn nên ít rủi ro. Hơn nữa, ở khu vực Hồ Tràm này là vùng ven biển, nắng, gió và cát, trồng rau ngoài vườn rất khó. Cát mùa này rất nóng, có khi cây rau vừa nhú mầm đã bị cát vùi rồi”. Cũng theo học lớp tập huấn và về triển khai làm rau mầm, mỗi tuần gia đình anh Trần Văn Tư, ở ấp Gò Cà cũng kiếm được hơn 1 triệu đồng tiền lời. Vợ chồng anh Tư bỏ hẳn trồng rau ăn lá ngoài vườn, tập trung làm rau mầm. Trao đổi với chúng tôi, anh Tư cho biết: “Từ khi được học chuyển đổi từ trồng rau vườn sang trồng rau mầm, hiệu quả thấy rõ. Tôi bỏ hẳn trồng rau vườn để trồng rau mầm. Làm rau mầm khỏe hơn, năng suất cao hơn mà thu nhập cũng cao”. Giờ đây, đối với bà con nông dân Phước Thuận, mô hình trồng rau mầm có thể là một giải pháp cho họ thoát nghèo.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay khiến cho người dân còn lo ngại khi triển khai trồng rau mầm, đó là đầu ra của sản phẩm. Mặc dù rau mầm có ưu thế về độ an toàn hơn hẳn so với các loại rau ăn lá khác, nhất là trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm được đặc biệt quan tâm hiện nay, nhưng sản phẩm này vẫn còn khá xa lạ với người tiêu dùng vùng quê. Người dân chủ yếu tự tìm mối đem bán về chợ lớn hoặc tự tiêu thụ. Đây là điều đang cản trở để bà con nhân rộng mô hình trồng rau mầm này.

CẦN TÌM ĐẦU RA ỔN ĐỊNH

Xã Phước Thuận hiện có 30ha đất phù hợp trồng rau các loại. Nhưng do đặc thù của vùng này là đất cát hút nước, nắng nóng hơn rất nhiều so với vùng đất khác nên hầu hết các vụ rau thu hoạch đều không đạt năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, mô hình trồng rau mầm đang được bà con hưởng ứng. Bởi chỉ cần có 1 nhà kho hay một khu vực chuồng trại bỏ trống, làm vài giàn đỡ bằng cây và chỉ với vài trăm ngàn đồng mua hạt giống là có thể triển khai ngay được việc trồng rau mầm. Loại rau thường được chọn trồng lấy rau mầm là rau cải. Nguyên vật liệu chỉ gồm những thùng xốp loại thấp chừng 20cm, xơ dừa xay thành bột trộn đất dinh dưỡng đổ vào thùng xốp làm nơi ươm mầm. Sau khi ngâm hạt, rắc đều trong những chiếc thùng, dùng bao bố đậy lại ủ, mỗi ngày tưới nước vài ba lần. Khi rau bắt đầu nảy mầm thì đem gác lên kệ rồi tưới nước đều đặn, phù hợp. Người trồng cũng không phải phơi mưa phơi nắng. Khâu tưới nước cũng rất nhẹ nhàng, chỉ dùng chiếc chai uống nước loại 1 lít, đục những chiếc lỗ nhỏ li ti trên nắp rồi đổ nước tưới nhẹ nhàng. Chỉ sau 5-6 ngày chăm sóc đơn giản như vậy là có rau thành phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Thuận cho biết: “Đây là mô hình hiệu quả, chúng tôi xác định sẽ nhân rộng ra để bà con cùng làm. Thế nhưng cái lo nhất vẫn là đầu ra. Nếu đầu ra và giá cả ổn định thì việc bà con đầu tư mạnh cho trồng rau mầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nếu không khi trồng đại trà sẽ dẫn đến “ế”. Vì với vùng nông thôn, giá 2.500 đồng/lạng rau mầm là mức giá khó được nhiều người chấp nhận.

Hiện chính quyền xã Phước Thuận đang hướng bà con chuyển đổi trồng rau mầm với hy vọng đón đầu nhu cầu rau sạch của các khu du lịch đã và đang hình thành trên địa bàn huyện và khu vực Hồ Tràm.

Gia Khánh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang