• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây ớt và chuyện thu hồi giấy chứng nhận đầu tư

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 22/04/2009
Ngày cập nhật: 23/4/2009

Ngày 3-4- 2009, UBND tỉnh Quảng Nam, ban hành quyết định (số 1049) thu hồi giấy Chứng nhận đầu tư mà vào tháng 8-2007 UBND tỉnh đã cấp cho Công ty TNHH Nông sản Quốc tế Hàn Việt. Đây là doanh nghiệp Hàn Quốc thứ 3 lấy cây ớt làm lĩnh vực đầu tư tại Quảng Nam bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 2 năm qua.

Đắng cay ở lại

Ngoài Công ty TNHH Nông sản Quốc tế Hàn Việt (giám đốc Park Young Bok, gọi tắt là Công ty Hàn Việt), 2 doanh nghiệp kia là: Công ty TNHH Nông sản Việt Hàn (giám đốc Park Seong Chul, gọi tắt là Công ty Việt Hàn) và Công ty TNHH Một thành viên Tương lai (giám đốc Kim Hyoung Gon, gọi tắt là Công ty Tương Lai). Ngày 15-4, bà Huỳnh Thị Mỹ Nhân - Phó phòng Kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch - Đầu tư) - khẳng định cả 3 doanh nghiệp đều đã bị UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Trong 3 giám đốc nói trên thì 2 người “chạy làng”, 1 người ra đi không hẹn ngày quay lại. Ba quyết định thu hồi này chỉ người trong tỉnh biết với nhau chứ đối tượng “bị” rút giấy phép vốn đã không tồn tại từ cả năm trước. Vấn đề ở đây là, việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư có đồng nghĩa với việc “cho qua” những khoản nợ bạc tỷ của 3 doanh nghiệp đối với cả nghìn nông dân trong tỉnh không?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Tương Lai nợ 1,4 tỷ đồng, Công ty Việt Hàn nợ 157 triệu đồng, Công ty Hàn Việt 75 triệu đồng (thực tế có thể nhiều hơn). Đối tượng bị 3 công ty nợ là nông dân, HTX, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV), các đơn vị vận chuyển, người lao động… Những công ty này đã làm lao đao một bộ phận nông dân, gây khánh kiệt cho một số HTX trong tỉnh. Tại xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên), Công ty Việt Hàn đã mua chịu thuốc BVTV của ông Lê Phước Hải sau đó “chạy làng” của ông này 8,7 triệu đồng. Ngoài ra ông Hải cũng bán cho công ty mấy tấn ớt mà chẳng thấy mặt mũi đồng tiền ra sao. Tại Điện Hồng (Điện Bàn), nông dân Lê Văn Mười đã phải bán hết tài sản trong nhà để trả nợ tiền đầu tư trồng 10 sào ớt Hàn Quốc vì bị công ty Tương Lai quỵt “sạch sẽ” tiền bán ớt (28 triệu đồng). Bà Hồ Thị Thu T. ở Duy Trinh (Duy Xuyên) bị ông Park Young Bok (Công ty Hàn Việt) cho “leo cây” đến 50 triệu đồng khiến mỗi lần nhắc đến tên công ty là bà uất hận…

Ba doanh nghiệp Hàn Quốc này đã không còn “duyên” với Quảng Nam nhưng nợ thì còn. Và nếu coi 3 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh như là biện pháp hành chính duy nhất giải quyết tình trạng 3 nhà đầu tư thì e chưa thỏa đáng với một bộ phận dân trong tỉnh.

Thu hồi chưa phải là chấm hết

Theo chúng tôi, cái đáng quan tâm nhất sau sự đổ vỡ liên tiếp của 3 nhà đầu tư nêu trên chưa phải là nợ mà là sự tổn thất niềm tin vào các nhà đầu tư của một bộ phận cán bộ, nông dân ở nông thôn và ngược lại. Nếu nông dân không cộng tác, luôn hoài nghi và phòng thủ thì mảnh đất này sẽ không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư nào nữa.

Qua tiếp xúc với các kế toán (người Việt) của 3 công ty, chúng tôi thấy thực lực tài chính của các doanh nghiệp yếu hơn nhiều so với những gì họ công bố khi làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư. Đây là nguyên nhân khiến cho việc thanh toán tiền mua ớt của nông dân ì ạch và tắc tị. Có người cho rằng, năng lực thẩm tra nhà đầu tư của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Thủ tục cấp phép đầu tư không phải đơn giản, gọn nhẹ mà là hời hợt. Việc hậu kiểm sau cấp phép cũng bị xem nhẹ. Công ty Tương Lai được cấp phép đầu tư tại Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (Thăng Bình) nhưng thực tế công ty thuê ngôi nhà cấp 4 tại Điện Trung (Điện Bàn) làm trụ sở suốt 2 năm mà không cơ quan nào có ý kiến gì cả.

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng kỳ lạ là những doanh nghiệp này không có liên hệ gì với Sở NN&PTNT. Ngày 15-4 ông Võ Văn Cường - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - nói rằng, ông không biết Hàn Việt, Việt Hàn là 1 hay 2 công ty vì “họ có quan hệ với sở đâu mà biết”. Trong những năm ở Quảng Nam, các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư chủ yếu thông qua một… HTX có tên là HTX Dịch vụ nông nghiệp Điện Quang (Điện Bàn). Hạn chế về quan hệ dẫn đến yếu kém về thông tin cần thiết là chỗ nhược thứ hai của họ.

Và, nói đi cũng phải nói lại, sở dĩ họ bội bạc với nông dân vì trước hết nông dân đã phụ họ. Trong hợp đồng (ký với các HTX) nông dân cam kết là sẽ bán sản phẩm cho các nhà đầu tư thế nhưng khi thu hoạch lại ào ạt bán ra ngoài. Nhà đầu tư bỏ ra cả đống tiền đầu tư giống, kỹ thuật, vật tư phân bón cho nông dân trồng ớt nhưng đến khi thu hoạch lại không mua được sản phẩm (hoặc mua quá ít), làm sao không lỗ? Vụ đông xuân 2006-2007, huyện Duy Xuyên cam kết vận động nông dân trồng 100ha ớt nguyên liệu cho Công ty Việt Hàn nhưng kết quả chỉ vận động được 29ha. Sản lượng của 29ha này là 720 tấn, thế nhưng nông dân bán cho công ty chỉ có 148 tấn (bằng 20%) còn lại bán hết ra ngoài. Tình trạng này diễn ra với cả Hàn Việt và Tương Lai. Cái giá mà doanh nghiệp cam kết mua đảm bảo nông dân có lãi, thế nhưng vì tham lãi lớn hơn họ đã bán ớt cho người khác vì người đó trả giá cao hơn. Nông dân đã bất tín trước khi doanh nghiệp bội tín. Thông thường sau khi có được diện tích nguyên liệu, các doanh nghiệp sẽ về Hàn Quốc ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp chế biến theo một sản lượng ước định. Thế nhưng vì nông dân bán không đủ sản phẩm cho họ nên dẫn đến họ vi phạm hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến. Nông dân vi phạm thì họ không thể làm gì nhưng họ vi phạm thì sẽ bị phạt và chấm dứt quan hệ. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sụ bội ước với nhà đầu tư của nông dân trong tỉnh đã có… “lịch sử”, nó “góp phần” làm nên sự lao đao và cả sụp đổ của nhà máy đường, nhà máy dứa,...

Sự hoạt động của một nhà đầu tư đôi khi có quan hệ đến đời sống của cả nghìn gia đình, quan hệ đến an ninh trật tự của một hay nhiều địa bàn, và quan hệ đến môi trường đầu tư của một tỉnh (và cả một nước) vì thế việc cấp một giấy phép cho nhà đầu tư hoạt động hay xóa tên nhà đầu tư là điều không hề đơn giản. Với riêng cây ớt Hàn Quốc, ngay cả khi đã thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp liên quan thì câu chuyện về nó vẫn chưa chấm hết.

Cả 3 doanh nghiệp trên đều bắt đầu hoạt động đầu tư của mình ở Quảng Nam tại Điện Quang với đối tác là HTX Dịch vụ nông nghiệp Điện Quang. Người đầu tiên là ông Park Seong Chul (Giám đốc Việt Hàn) vào năm 2004. Lúc đầu ông Chul chỉ đơn thuần đầu tư - mua sản phẩm (ớt) nhưng một số cán bộ ở Điện Quang đề nghị ông đầu tư luôn nhà máy chế biến để làm khép kín mọi công đoạn. Ông Chul có băn khoăn về giao thông (đường và cầu không đủ tải để xe container có thể chở sản phẩm) nhưng mấy cán bộ này quả quyết là dự án cải tạo nâng cấp đường giao thông về Điện Quang đã được duyệt và chuẩn bị tiến hành. Rốt cuộc giao thông chẳng thay đổi gì và nhà máy chế biến bị bỏ dang dở, tiền bạc của ông Chul thành lãng phí.

(Thời đó chính ông Chul là người đã “quyến rũ” Công ty Chế biến thủy hải sản Seo Nam (Hàn Quốc) về đầu tư tại Điện Quang với lời cam đoan là đường giao thông ở đây sẽ được cải thiện. Công ty này nghe theo để đến bây giờ hàng làm ra phải trung chuyển ì ạch.)

Năm 2006, ông Kim Hyoung Gon (Giám đốc Công ty Tương Lai) xuất hiện. HTX Điện Quang chuyển qua bắt tay với ông này, ông Chul mất địa bàn phải “bán xới” đi thuê nhà làm trụ sở tại Duy Trinh (Duy Xuyên) và sau khi thực hiện vụ ớt đông xuân 2006-2007 thất bại phải “cuốn gói”. Huyện Duy Xuyên sau đó có liên hệ mời ông về. Ai cũng nghĩ ông sẽ về bằng ô tô và nếu như ông không trả nợ có thể giữ ô tô nhưng Chul lại về bằng… xe ôm. Ông thừa nhận đã thiếu nợ và hứa sẽ trả nhưng sau đó đi thẳng không quay lại.

Đến tháng 8-2007, ông Bok xuất hiện ở Điện Quang. HTX Điện Quang tổ chức… đấu thầu đầu tư nguyên liệu giữa ông Kim và ông Bok. Kết quả ông Bok thắng. Ông Kim phải rời Điện Quang về Điện Trung (Điện Bàn) thuê nhà làm trụ sở. Ông Kim về Điện Trung làm được 2 vụ là “bỏ trốn”, ông Bok trụ ở Điện Quang 1 năm là ra đi.

PHƯỚC LÊ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang