• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bẫy sắt trên ruộng lúa

Nguồn tin: Thanh Niên, 19/04/2009
Ngày cập nhật: 21/4/2009

Anh Nguyễn Hồng Điều với lưới đập trong máy gặt đập liên hợp bị hư vì cuốn phải vật cứng

Những chiếc máy gặt đập liên hợp được nhiều nông dân bỏ ra cả trăm triệu đồng, phần lớn là tiền vay bạc hỏi để mua đang trở thành nạn nhân của những trò "chơi bẩn".

"Cắc, cụp", sau một tiếng động nhỏ, chiếc máy gặt đập liên hợp của ông Lâm Thanh (ấp Phú Bình, xã Phú Thịnh, H.Tam Bình, Vĩnh Long) bỗng dưng "làm biếng" cắt lúa. Ông Thanh dừng máy kiểm tra thì phát hiện lưỡi máy cắt bị gãy một đoạn răng.

Ông Thanh không ngạc nhiên với kiểu giăng bẫy "xỉa tăm" kiểu này, nghĩa là ai đó đã găm một đoạn sắt lẫn vào trong lúa để khi máy cắt đi qua, thế nào cũng cắt vào sắt. Bị nạn kiểu này, nhẹ thì máy bị gãy răng, nặng thì gãy luôn lưỡi cắt.

Ông Nguyễn Trung Tú, ấp Phú Hữu Đông, xã Phú Thịnh vừa đầu tư trên 200 triệu đồng mua máy gặt đập liên hợp. Ngay trong vụ gặt đầu tiên, chiếc máy xịn của ông đã bị "nếm mùi"… sắt. Anh Nguyễn Hồng Điều (ấp 4, xã Phú Lộc, H.Tam Bình) thì cho rằng mình đã có quá nhiều kinh nghiệm đối phó với nạn "xỉa tăm" trên lúa thế này. Nếu máy có biểu hiện khác thường khi gặp sắt thì chỉ việc hạ dây hàm cắt cho dùn lại để máy chỉ "ngậm" thanh sắt thay vì "cắn" cho gãy răng. Kinh nghiệm như thế, nhưng máy của anh Điều cũng không ít lần "dính chấu".

Mỗi máy gặt đập liên hợp trung bình 12 giờ cắt, suốt được 3 ha lúa. Giá cho mỗi công nhỏ (1.000m2) tại Vĩnh Long là 170 - 180 ngàn đồng, hoặc mỗi 15 bao lúa (2 giạ) thì chủ máy ăn công 1 bao. Trong khi đó, để thu hoạch được một diện tích với thời gian tương đương thì phải cần đến… 50 người gặt tay và tuốt lúa bằng máy suốt đẩy, tiền công thu hoạch theo kiểu cũ lại cao hơn gấp đôi. Vừa nhanh lại vừa rẻ, nên khi máy gặt đập liên hợp xuất hiện thì lập tức được nhiều chủ ruộng chào đón. Ngược lại, nhiều thợ gặt lúa bị thất nghiệp, nhiều máy suốt lúa đẩy theo lối cũ phải nằm không vì không có người mướn. Vì vậy, khi xảy ra hiện tượng gài bẫy máy gặt đập liên hợp trên đồng lúa thì thủ phạm dễ nghĩ đến nhất là những thợ gặt và chủ máy suốt đẩy. Tuy nhiên, theo nhiều chủ máy gặt đập liên hợp thì những người "chơi bẩn" trên ruộng lúa không hẳn thuộc diện đó, mà có thể do cạnh tranh.

Ông Đỗ Hồng Vân, Phó phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết, huyện đã phát hiện ra vấn đề phá hoại trên đồng ruộng và đã có văn bản thông báo đến các xã, cần chỉ đạo các ngành chức năng xử lý ngay tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như: cắm sắt trên ruộng vào ban đêm để triệt hạ đối thủ, khống chế máy lạ không cho hạ giá thành công gặt đập, tung tin thất thiệt khiến các máy ở địa phương khác không dám lên đồng tham gia thu hoạch…

Tiến Trình

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang