• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chợ rơm đồng Tháp

Nguồn tin: SGGP, 14/2/2004
Ngày cập nhật: 17/2/2005

Tôi vừa đến huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), kỹ sư Võ Minh Tâm- Trưởng phòng Nông nghiệp – Địa chính rủ đi “chợ rơm”. Tôi tròn mắt: “Chợ rơm là chợ gì?”. Anh thản nhiên đáp: “Thì là chợ rơm chớ gì! Cam đoan đây là chợ “độc chiêu”, có một không hai ở ĐBSCL và thậm chí cả nước”.

Độc đáo chợ rơm

Chợ rơm nằm ở xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Xuôi theo Quốc lộ 54 về hướng Cần Thơ, chưa đầy 1 giờ đi xe gắn máy chúng tôi đã đến chợ rơm. Ấn tượng đầu tiên là hàng trăm ghe rơm đậu san sát từ cầu Bông Súng ra đến vàm sông Hậu. Mặt hàng duy nhất ở đây là rơm. Dọc hai bên bờ là những quán cà phê, hoạt động nhộn nhịp và cũng là nơi để người mua – người bán thỏa thuận giá cả từng loại rơm.

Ông Nguyễn Thanh Liêm chỉ cho chúng tôi 2 ghe rơm to đùng giải thích: “Rơm chở ở miệt Gò Quao, Vĩnh Thuận (Kiên Giang). Chuyến này, cọng dài và to tốt lắm. Mới về, đã có người đến đặt cọc mua với giá cao 10%- 20% so với những ghe khác”. Nhiều năm nay, ông Liêm là thương lái “đi rơm” chuyên nghiệp, có tiếng trong vùng. Cũng nhờ mua bán rơm mà gia đình ông từ khó khăn vươn lên khá giả.

Ông kể, cách nay khoảng 10 năm, phong trào trồng nấm rơm ở địa phương phát triển mạnh. Nguồn rơm nguyên liệu tại chỗ không đủ cung cấp, nên xuất hiện một số người đóng ghe đi sang miệt đồng mua rơm về bán lại. Thời đó, rơm ở vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười nhiều vô kể. Sau mùa vụ, rơm đầy đồng, nhiều người đốt bỏ hoặc vứt đầy kênh rạch gây ô nhiễm. Thấy dân Tân Hòa mang ghe sang chở rơm, những chủ đất rất mừng, họ “năn nỉ” biếu không, chẳng lấy đồng nào. Ông Liêm bèn rủ thêm nhiều ghe xung quanh đi chở rơm, và khách mua rơm tìm đến ngày càng đông, chợ rơm cũng ra đời từ đó.

Anh Bảy Cao, thương lái rơm, cho biết: “Ở chợ rơm có nhiều cái lạ hổng giống ai. Thông thường, cứ tờ mờ sáng là hàng trăm ghe nối đuôi nhau vượt sông Hậu chạy sang Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Hay lên miệt Tam Nông, Hồng Ngự (Đồng Tháp), xuống Vĩnh Long, Trà Vinh… thậm chí đi tận Cà Mau, Bạc Liêu để tìm mua rơm nguyên liệu. Dân mua rơm có hẳn sổ sách ghi chép theo dõi lịch thời vụ khắp ĐBSCL. Ngày nào, tháng nào có rơm là họ biết ngay. Có người mua bán lâu ngày trở thành mối, chỉ cần thu hoạch lúa xong, họ “alô” là mình đến.

Cái lạ của chợ rơm là khi mua rơm xong, dù xa cỡ nào họ cũng chạy ghe về chợ mới tính chuyện mua bán. Ngược lại, dân trồng nấm cũng tìm đến chợ mới chịu mua rơm nguyên liệu. Bởi uy tín và chất lượng rơm tại chợ luôn đảm bảo. Chính điều này góp phần tạo cho chợ rơm ngày càng sôi động”.

Anh Nguyễn Văn Châu khoe, cái thú của nghề mua rơm là được đi khắp nơi, chỗ nào cũng biết. Ngoài cái lợi là vốn ít nhưng lãi nhiều còn thêm cái lợi là vốn quay vòng nhanh. Đi mua rơm còn giúp anh học được nhiều mô hình thâm canh lúa hiệu quả. Mang về những giống tốt phổ biến lại cho bà con xung quanh… Anh nói: “Từ ngày thành lập chợ rơm đến nay, ai đi ngang cũng thấy lạ nên ghé xem.

Rồi nhiều đoàn khách khắp nơi về tham quan, nghiên cứu. Có lần, mấy ông Tây đến xem chợ rơm, họ nói xí xô, xí xào… rồi thấy lạ, nhảy lên ghe rơm bảo chúng tôi chạy tuốt ra sông Hậu cho họ dạo. Cách nay mấy tháng, có một nhóm sinh viên ở TP Hồ Chí Minh xuống chợ rơm để vẽ tranh. Họ bắt tụi tui khiêng rơm, chất rơm, quay ghe, chạy ghe, dựng cảnh… suốt cả ngày. Ai cũng mệt nhưng rất vui, bởi cái lạ của chợ rơm làm nhiều người thích thú”.

Triệu phú tuổi ba mươi

Có lẽ trong muôn vạn nghề kinh doanh, buôn bán rơm là chắc ăn nhất, chỉ lời – không lỗ. Đây được xem là nghề hái ra tiền nhanh. Anh Cao Văn Mỹ (Hai Mỹ), một thương lái rơm còn khá trẻ, khẳng định: “Làm lái rơm dễ ợt, chỉ cần có ghe khoảng 25- 30 tấn, cộng thêm 3 triệu đồng vốn là xong.

Tuy nhiên, muốn giàu từ nghề này, không phải ai làm cũng được”. Để có khách hàng thường xuyên, trước nhất “lái rơm” phải có uy tín, giao rơm đúng hẹn và đảm bảo chất lượng. Dân đi rơm chuyên nghiệp bao giờ cũng săn lùng rơm tốt. Thông thường rơm đống lớn, không lộn cỏ, cọng dài, màu đỏ… trồng nấm sẽ cho năng suất cao và kéo dài được thời gian thu hoạch. Loại rơm này rất đắt hàng, bao nhiêu ghe bán cũng hết. Hai Mỹ là tay săn rơm rất giỏi, hàng ngày anh cưỡi Honda lùng sục khắp nơi. Chỗ nào có rơm tốt là bỏ cọc mua ngay, nếu hút hàng thì bán luôn cho dân trồng nấm qua điện thoại. Với cách làm này, mỗi chuyến “đi rơm” chỉ mất 3 ngày, ngắn hơn nhiều so với những ghe khác. Bình quân, ghe rơm 30 tấn bán được giá từ 2 đến 3 triệu đồng; trừ chi phí còn lời 400 – 700 ngàn đồng/ ghe/ chuyến.

Hai Mỹ có 2 ghe lớn, chạy mỗi tháng 15 – 20 chuyến, lời 5 – 7 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn canh tác 3 công vườn và 4 công ruộng, tăng thêm thu nhập đáng kể. Chỉ chúng tôi thấy biệt thự cao ngất đang xây tại chợ rơm, anh khoe: “Tính sơ sơ đã hơn 300 triệu đồng, nhưng cánh thợ cứ bày vẽ thêm nhiều kiểu mới, chắc là không dưới 400 triệu đồng”. Nhìn căn nhà khang trang, khó ai tin Hai Mỹ trở thành triệu phú ở lứa tuổi ba mươi chỉ sau vài năm vào nghề mua bán rơm. Không riêng gì anh mà hàng trăm thương lái rơm khác cũng phất lên từ nghề rơm - một thứ tưởng như vứt bỏ.

Xuất hiện nghề “chuyên gia”

Từ khi chợ rơm lớn mạnh đã thúc đẩy nghề trồng nấm lan rộng khắp nơi. Xã Tân Hòa có 2.300 hộ thì 1.900 hộ sống nhờ nấm rơm. Mỗi chu kỳ trồng nấm rất ngắn, trung bình chỉ hơn 1 tháng là xong. Nếu giá nấm từ 5.000 đ/kg trở lên, thì dân trồng nấm lời không dưới 2 triệu đồng/ ghe/ vụ. Từ những lợi thế trên, nên các xã lân cận như Vĩnh Thới, Tân Thành, Long Hậu, Long Thắng… chọn nấm rơm làm kinh tế chính. Hỗ trợ vốn ưu đãi và khuyến khích bà con phát triển. Góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn.

Hiện nay, nấm rơm tiêu thụ khá phổ biến, nhất là xuất khẩu được nhiều nước ưa chuộng. Trước tình hình này, nhiều tổ chức và cá nhân ở Vĩnh Long, Trà Vinh… lặn lội về chợ rơm, tìm mua nguyên liệu và học nghề trồng nấm rơm. Ngành nông nghiệp thuê hẳn những thợ giỏi ở chợ rơm làm “chuyên gia”, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm cho bà con. Đồng thời trả lương hậu hĩ 1,5 – 2 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra, bao luôn chi phí đi lại, ăn uống, sinh hoạt…

Anh Đoàn Thanh Tùng, một chuyên gia, cho biết: “Nhiều nơi, bà con chưa trồng nấm nên làm chậm, tốn công và không đúng kỹ thuật. Nhất là khâu ủ rơm thường không đều, từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất nấm. Thế là, phải hướng dẫn lại từ khâu chọn rơm tốt đến phương pháp ủ rơm, trộn rơm cho đều, chất dòng, hái nấm… chỉ luôn cho họ cách sơ chế nấm. Hơn 3 tháng làm chuyên gia, chúng tôi giúp được hàng ngàn nông dân phương pháp trồng nấm. Ai cũng mừng vì học được nghề”.

Nhiều người cho rằng, trồng nấm rơm thấy dễ nhưng rất khó. Chỉ cần thời tiết thay đổi là năng suất bị ảnh hưởng, do đó thợ trồng nấm phải vững vàng kỹ thuật. So với nhiều nơi khác, thì dân chợ rơm “giỏi” nghề hơn cả. Vì thế mà nhiều đoàn đến học qui trình trồng nấm, khi về áp dụng vẫn không hiệu quả. Phải quay lại chợ rơm để mời chuyên gia. Đây cũng là đặc thù không nơi nào có được.

Các nhà chuyên môn đánh giá cao mô hình hoạt động ở chợ rơm: Từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đến trồng nấm, thu mua, sơ chế… tạo thành một “dây chuyền sản xuất” rất chặt chẽ...

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang