• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nấm bào ngư phát triển thành làng nghề truyền thống

Nguồn tin: Đà Lạt, 14/04/2009
Ngày cập nhật: 15/4/2009

Được bà Huỳnh Thị Xuân Hoa, Chi hội trưởng Chử thập đỏ thôn Phi Nôm xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, giới thiệu và chỉ dẫn chúng tôi cùng đến tham hộ gia đình bà Trần Thị Tươm một hộ làm nấm lâu năm có tiếng trong vùng để tìm hiểu mới thấy đước nghề làm nấm là nghề không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn là nghề làm giàu thật sự. Lắng nghe câu chuyện bà kể mới thấy hết sự khó khăn vất vả để có được nghề làm nấm cũng như cuộc sống như hôm nay: “qua 1 ngưới khách từ Sông Bé lên tìm hướng làm ăn tôi biết được có 1 điểm trồng nấm ở đó, thế rồi mình mới xuống mua thử vài nghìn về nuôi. Nuôi rồi thấy nó cũng được lời, vậy là tôi tìm đến để học nghề rồi mở lò. Nói chung làm thì nó cũng vất vả, thứ hai là cũng có hiệu quả chứ nếu không có hiệu quả thì làm sao làm được.

Vâng, câu chuyện làm nấm tưởng như đơn giản nhưng thật là dài. Được biết năm 1983 khi bà Tươm rời quê hương Hải Dương vào Đức Trọng làm ăn với 2 bàn tay trắng cùng chồng và 4 người con còn nhỏ ở “tuổi ăn, tuổi học”. 2 vợ chồng đi làm công nhân của Xí nghiệp Vina cà phê Đức Trọng. Thời gian rỗi làm thêm kẹo “kéo” để bán kiếm tiền. Và 10 năm như thế trôi qua, vào một ngày của năm 1993, có một gia đình làm nấm từ tỉnh Sông Bé lên tìm manh mối làm ăn, bà biết được và nhờ giúp đở. Qua người khách, bà Tươm tìm xuống tận Sông Bé học nghề rồi trở về đắp lò làm nấm làm kế sinh nhai lâu dài. Thế là từ đó số phận của cả gia đình Bà Tươm gắn liền với nghề làm nấm cho đến nay và trở thành nghề truyền thống của gia đình và phát triển lan rộng cả hàng chục hộ chung quanh. Riêng gia đình bà thì còn có 4 người con nửa cùng làm nấm và thường được bà con nơi đây gọi với cái tên thân mật là “Gia đình bà Tươm nấm”. Cũng cần nói thêm về sự gian nan của bà Tươm với nghề làm nấm này. Năm 1993, sau khi học được nghề nấm về làm ăn, chưa đầy 1 năm thì người chồng mất, từ đó một mình bà gồng gánh nuôi 4 đứa con. Ban đầu bà chỉ làm khoảng 1 đến 2 “thiên” nấm, tức là từ 1-2 ngàn bịch nấm, dần dần cở sở nấm được mở rộng, có quy mô lên hàng chục thiên nấm. Hiện nay bà làm khoảng 30-40 thiên mỗi tháng. Mỗi thiên, khi bán xong trừ chi phí còn thu nhập khoảng 30%. Theo tính toán hiện tại thì cứ 1 thiên nấm bán ra thị trường, doanh thu từ 100-120 triệu, sau khi đã trừ chi phí, thu nhập còn lại cũng được kha khá từ 20-30 triệu đồng. Con số này sẽ được nhân lên khi làm nhiều thiên nấm cùng một lúc. Và chuyện làm ăn tưởng như làm ăn suông sẽ thì bất ngờ vào năm 1998, một sự cố xảy ra, cả trại nấm hàng chục thiên bỗng dưng “bốc cháy” làm thiêu rụi cả số tài sản lên đến trên 200 triệu đồng. Lúc đó bà đang vay 200 triệu đồng của Ngân hàng Công thương Lâm Đồng để làm ăn. Không chỉ mất sạch mà còn nợ Ngân hàng. Không nản chí bà bán đi miếng đất 300 m2 để trả nợ Ngân hàng rồi vay mượn thêm bà con để làm lại Sau đó bà chuyển sang vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng 80 triệu để đầu tư mở rộng cơ sở làm nấm. Chuyện làm ăn của bà dần đang ổn định thì đến năm 2006 một lần nửa “ bà chằng lửa” đến hỏi thăm làm tiêu tan hàng trăm triệu đồng. Không nản chí bà lại bán đất, vay mượn, tiếp tục với cái nghề làm nấm vốn có của mình. Như bà Huỳnh Thị Xuân Hoa, Chi hội trưởng Hội chử thập đỏ nhận xét:“Bà Tươm là 1 người phụ nữ giàu nghị lực vượt khó, chăm chỉ làm ăn, bất chấp tất cả, chịu đựng tất cả. Nếu như so sánh với những ngừơi khác nếu không có nghị lực thì làm không được, cả xóm rất là khâm phục.Không những giúp cho con cái trong nhà có công viêc mà còn là giúp cho bà con ở lối xóm cũng tương đối nhiều. Nhờ nuôi nấm này mà đời sống của bà con đã vuơn lên nhiều lắm”

Vâng chính nhờ nghị lực phi thường đó mà bà Tươm đã vượt qua được những khó khăn khi 2 lần cơ sở cháy không chỉ làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng mà làm tinh thần bà và các con bà suy sụp. Ngoài ra thì trong quá trình làm nấm còn gặp những rủi ro khác như làm không đúng quy trình kỹ thuật, hoặc nấm bị bệnh thì hư hết cũng thiệt hại đáng kể. Do vậy mà chính nhờ nghị lực phi thường ấy và còn là nghề giúp bà vươn lên trong cuộc sống nên khi tâm sự với chúng tôi bà vẫn tươi cười khi nhắc lại những tháng ngày vất vả đi qua để bây giờ bà vẫn tin yêu tiếp tục gắn bó với nghề làm nấm của mình cũng như truyền cả cho 4 đứa con của mình chỉ một nghề làm nấm.“Thu nhập, thì làm trong 3 tháng hai trại thu 3-4 chục triệu là thường. Như tôi làm ở khu vực này cũng có tiếng làm nấm, thì từ lúc khó khăn, từ bước đầu, làm nghề này cũng không dễ như các nghề khác, nhiều khi thất bại cả loạt nhưng mà vẫn phải khắc phục, bây giờ nó có thể thất bại nhưng tháng sau nó lại được, năm nay nó that bại nhưng năm sau nó lại được cho nên cứ phải theo thôi. Như người ta nói đâm lao thì phải theo lao đến cùng, nhưng mà làm vẫn hiệu quả, vẫn tốt, đem lại cho gia đình có một vài lô đất, thứ hai nữa là bây giờ sắp sửa nghỉ an dưỡng được rồi, cuối cùng là như thế thì mừng rồi. Còn đúng ra tôi mà không khắc phục, mà chán nản là không bao giờ được như thế này, kể cả mấy người con, cho nên nhiều khi là mình phải phấn đấu cho bản thân và cho con cái, chỉ dẫn cho con cái làm”

Câu chuyện làm nấm của bà cứ thế cuốn hút chúng tôi. Bà cho biết thêm hiện nay khách hàng của bà trải rộng không chỉ trong tỉnh Lâm Đồng mà còn ra các tỉnh Bình Định, Đắc Lắc, TP HCM, vv. Mỗi ngày bà xuất bán ít nhất 100 kg và nhiều nhất là 300 kg sản phẩm nấm bào ngư cho người tiêu dùng các tỉnh. Và như nói ở trên thì với giá cả ổn định 7 ngàn đồng/kg bào ngư, cho thu nhập gia đình bà khoảng 20-30 triệu đồng/ tháng, sau khi đã trừ chi phí.

Còn với nhiều người sống chung quanh được bà giúp đở cũng đã thật sự vươn lên và ai cũng biết ơn bà. Như gia đình ông bà Nguyễn Thị Tước cùng thôn là 1 ví dụ. Năm 2002, bà Tước cùng chồng và 4 người con vào lập nghiệp tại đây, đước gia đình bà Tươm cho tạm trú làm công ăm long, rồi giúp đở truyền nghề làm nấm. Năm 2008, ông bà Tước mua đất làm nhà ở và được bà Tươm giúp đở thêm để mở lò làm nấm nhờ đó thu nhập cũng dần ổn định. Gia đình bà Tước rất biết ơn bà Tươm về nghề làm nấm hiện nay, ông Tước bày tỏ: “Lúc gia đình chuyển vào trong này thì vợ chồng cũng không có nghề nghiệp gì, ngoaì nghề làm nông ở ngoài quê cả. Vào đây được bác Tươm nhận làm côn, còn. các cháu đi học về tarnh thủ xuống làm công cho bác Tươm. Thì quá trình làm cho bác đến lúc có điều kiện để mà tách ra được thì bác cũng chỉ dẫn đến nơi đến chốn để về làm ở nhà. Làm nấm so với làm vườn nó ổn định hơn và qua quá trình làm ăn cuộc sống bây giờ nó khá hơn”

Nếu tính cả thôn Phi Nôm thì hiện tại đã có trên 30 hộ làm nấm với trên 200 lao động có công ăn việc làm thường xuyên. Hộ làm nấm ít nhất là 2-3 trại nấm, thường mỗi trại nấm có 3 thiên nấm trở lên. Mức thu nhập bình quân hộ làm nấm ít nhất là 10 triệu đồng/ tháng/hô,còn hộ thu nhập cao nhất như bà Tươm là từ 20-30 triệu đồng/tháng.

Và có thể nói, vượt qua những khó khăn, sẵn sàng chia sẻ giúp đở mọi người để cùng vươn lên làm giàu đó là nghị lực và tấm lòng của bà Tươm. Nhưng đáng nói hơn nửa chính là từ 1 mô hình làm nấm bào ngưu đơn lẻ theo tính chất gia đình thì nay không chỉ được coi như là nghề “xoá đói giảm nghèo” mà còn trở thành một nghề truyền thống của cả thôn Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh và được chính quyên giữ gìn và phát triển đem lại cho người dân nơi đây sự no ấm, đổi đời.

Xuân Vương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang