• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp tiết kiệm nước từ việc chăm sóc vườn cà phê

Nguồn tin: Nhân Dân, 12/04/2009
Ngày cập nhật: 13/4/2009

Những ngày qua, rải rác ở một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên đã bắt đầu xuất hiện những trận mưa rào, nhưng lượng mưa hiếm hoi này chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu của người nông dân đang vào thời kỳ cao điểm chống hạn, nhất là đối với vườn cây cà phê. Nguy cơ thiếu nước tưới đã hiện rõ ngay từ đầu vụ ; những cảnh báo về nguy cơ sụt giảm nguồn nước ngầm cũng đã được cơ quan chuyên môn cũng lên tiếng... Tuy nhiên, thực tế thói quen canh tác kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân nơi đây đang vô tình “vắt kiệt” nguồn tài nguyên nước ở Tây Nguyên. .

Đã gần một tuần qua nhưng anh Phạm Văn Linh ở xã Ea Knuêk (Krông Pak, Đác Lắc) vẫn chưa thể tưới đủ nước cho vườn cà phê hơn 1 ha của mình bởi giếng luôn trong tình trạng “đứt” mạch. Máy chỉ cần bơm chừng hơn một tiếng đồng hồ là phải nghỉ đợi nước mạch vài giờ. Anh Linh than thở: Năm nay nguồn nước không được dồi dào như năm ngoái. Mới chỉ tưới cà đợt 2 mà đã thiếu nước thế này, không biết sắp tới sẽ thế nào đây”... Cũng tình cảnh tương tự như anh Linh, ông Nguyễn Văn Chương ở cùng xã Ea Knuêk so sánh : Mọi năm người dân chúng tôi tưới xong đợt một, đợt hai nhưng nước giếng, nước hồ cũng còn đáng kể. Năm nay mới chỉ đến thời điểm này mà nước đã rút đến gần cả mét thì sắp đến hạn là cái chắc.

Không chỉ anh Linh, ông Chương mà hầu như những người trồng cà phê ở Đác Lắc ai cũng đang có chung cùng một nỗi lo mang tên “hạn” cho 180 ngàn ha cà phê đang “khát” nước. Đặc biệt là ở các vùng trọng điểm cà phê của tỉnh như Krông Buk, Ea H’Leo, Krông Pak, Cư M’gar... Theo số liệu từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đác Lắc, tổng lượng mưa năm 2008 toàn tỉnh đạt hơn 2.200 mm, cao hơn khoảng 15% so với mức trung bình nhiều năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, ở những vùng trọng điểm cà phê thì lượng mưa lại giảm sút, chỉ đạt 1.600 đến 1.900 mm, thấp hơn trung bình các năm từ 15 - 30%.

Lượng mưa giảm, nước ít là điều đương nhiên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến cho lượng nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng chính là sự “biến mất” nhanh chóng của những cánh rừng phòng hộ! Rừng “chết”, lớp thảm phủ mặt đệm mất đi nên khi mưa xuống, nước sẽ nhanh chóng đổ dồn về sông suối, thung lũng khiến cho lũ lên nhanh nhưng lại nhanh chóng cạn kiệt vào mùa khô. Và hệ luỵ là lượng nước cung cấp cho mạch nước ngầm hạn chế, tầng nước ngầm sụt giảm là lẽ đương nhiên.

Những con số thống kê mới đây của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh cho thấy những thiệt hại không nhỏ do hạn hán gây nên: Trong 12 năm (1996-2008), thiệt hại do khô hạn ở Đác Lắc lên đến 8.058 tỉ đồng. Gần như năm nào ở đây cũng xảy ra hạn làm mất trắng hàng chục ngàn ha cà phê, lúa, hoa màu... Điển hình như đợt hạn năm 2003 đã làm khô hạn 6.248 ha lúa và hơn 40.400 ha cà phê; năm 2005 khô hạn 9.160 ha lúa, 99.300 ha cà phê...

Trong khi nguồn tài nguyên nước đang suy kiệt đến mức báo động thì người nông dân lại tỏ ra “hồn nhiên” khai thác và lãng phí nước trong việc tưới cho vườn cây cà phê. Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, hiện tại, hầu hết người dân trồng cà phê vẫn đang áp dụng kiểu tưới tràn với lượng nước khoảng 800m3/1 ha /1 lần tưới - một cách tưới không hợp lý. Trong khi đó, theo như ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đác Lắc thì người dân không cần tưới đến lượng nước như vậy mà vẫn bảo đảm độ ẩm cho cây cà phê phát triển. Qua khảo sát nghiên cứu của ngành nông nghiệp, bình thường nông dân tưới khoảng 650 lít nước cho một gốc trên một lần tưới, nhưng thực tế chỉ cần tưới khoảng 450 lít là đủ, nghĩa là mỗi gốc cà phê sẽ tiết kiệm được 200 lít. Thử nghiệm của ngành nông nghiệp cho thấy, sau 25 ngày, giữa tưới 450 lít và 650 lít thì độ ẩm của tầng đất 30cm là không thay đổi. Như vậy, mỗi ha cà phê có hơn 1000 gốc thì sẽ tiết kiệm được hàng trăm m3 nước trên một lần tưới. Còn nếu cứ tưới theo cách của người dân hiện tại thì tổng lượng nước bị lãng phí trong một mùa tưới có thể lên đến hàng trăm triệu m3 nước.

Cũng theo ông Sinh, một giải pháp khả thi nữa trong việc tiết kiệm nguồn nước là tập trung củng cố lại hệ thống đai rừng và cây che bóng cho vườn cây cà phê. Ngành nông nghiệp đã chứng minh được từ thực tế của giải pháp tiết kiệm nước này. Bởi hiện tại toàn tỉnh có khoảng 80% diện tích cà phê trồng thuần, không có cây che nắng và chắn gió. Theo những người trồng cà phê lâu năm cho biết thì vào những năm mùa khô khắc nghiệt, người dân phải tưới đến 5 đợt, nhiều hơn 2 đợt so với cà phê có hệ thống cây che nắng và đai rừng chắn gió. Điều đó có nghĩa là diện tích này cần nước nhiều hơn 40%. Và thực tế, để có thêm 40% nước này, người nông dân đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để khoan, đào giếng nước. Điều này lại góp phần khiến nước mạch ngầm ngày càng hạ thấp. Hậu quả là người trồng cà phê càng chống hạn thì nguy cơ hạn càng tăng dần...

Theo tính toán, nếu hoàn thiện được hệ thống đai rừng, trồng cây chắn gió và cây che bóng để giảm được 2 lần tưới trong một niên vụ cà phê thì toàn tỉnh Đác Lắc sẽ tiết kiệm được khoảng 200 triệu m3 nước mỗi năm. Cộng thêm tưới nước tiết kiệm hợp lý sẽ giảm thêm được khoảng 100 triệu m3 nước nữa. Đồng thời còn tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng chi phí vật tư, công lao động qua việc giảm số lần tưới và lượng nước tưới...

Ngoài ra, lợi ích của việc trồng cây che bóng còn có thể giúp người nông dân xen canh các loại cây ăn quả, đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Cụ thể, hiệu quả kinh tế từ việc trồng xen xây sầu riêng trong vườn cà phê ở Công ty cà phê Thắng Lợi là một thí dụ điển hình. Nếu mô hình này được áp dụng cho diện tích 180 nghìn ha cà phê của tỉnh thì lợi ích tăng thêm hàng năm có thể lên tới nhiều tỷ đồng.

Hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài từ việc tưới nước tiết kiệm, trồng cây chắn gió, cây che bóng cho vườn cà phê là như vậy. Tuy nhiên, làm thế nào để thay đổi được nhận thức của người nông dân, hướng đến lợi ích chung nhất của sự phát triển bền vững thì vẫn cần đến những giải pháp quyết liệt đồng bộ của các nhà quản lý.

Nguyễn Hồng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang