• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Đeo” nợ vì điều, dưa rớt giá

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 08/04/2009
Ngày cập nhật: 9/4/2009

Người trồng điều ở Bình Phước và người trồng dưa hấu ở Quảng Ngãi đang khốn khổ vì tình trạng mất giá nông sản. Dưa được mùa nhưng không có đầu ra, còn điều vào vụ nhưng phải đi “mót” mới có để bán...

Dưa chất đống chờ thương lái đến mua - Ảnh: T.MINH

Kỳ vọng điều được mùa được giá, nhiều nhà vườn đã bán điều non, nhưng nay điều không ra trái nên phải loay hoay với nợ nần.

“Thủ phủ” điều đìu hiu

Huyện Phước Long (Bình Phước), “thủ phủ” của cây điều, những ngày này hoạt động thu mua, sản xuất chế biến không nhộn nhịp như những năm trước. Không có cảnh người dân khắp nơi đổ xô về kiếm việc lượm điều.

“Thời điểm này năm ngoái điều đang chín rộ rụng xếp lớp, nhưng năm nay trên cây hoa đen, hạt non không còn, chỉ lèo tèo vài ba trái rụng lác đác. Thôi còn hạt nào vớt vát hạt nấy để bù lại công phát cỏ, quét dọn, xịt thuốc”, Anh Ngọc, nông dân trồng điều xã Bình Sơn, huyện Phước Long, chua chát nói. Anh Tường, xã Bình Sơn, có 5ha điều tám năm tuổi, vụ năm ngoái anh thu được hơn 11 tấn nhưng năm nay mới được hơn 3 tấn mà đã phải đi mót điều. Anh cho biết: “Do năm nay điều thất mùa nên hầu hết hộ dân trồng điều đều tự lượm chứ không bỏ tiền thuê mướn nhân công như trước đây”.

Trông đợi vào một vụ mùa bội thu cũng đã tiêu tan với anh Chiến, “vua” điều ở xã Phú Nghĩa. Anh Chiến có 50ha điều 8-10 năm tuổi, độ tuổi điều cho thu hoạch cao. Bên cạnh nguồn giống được chọn lọc kỹ càng, anh Chiến còn là người đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh điều, từ sử dụng các sản phẩm vật tư nông nghiệp đến việc nuôi chim bồ chao (liếu điếu) cho bắt sâu bọ nhưng vụ điều năm nay cũng te tua.

Vụ mùa năm ngoái 50ha điều cho thu hoạch trên 120 tấn, nhưng năm nay đến thời điểm này chưa được 40 tấn. “Từ nay đến cuối vụ cũng chỉ thu được khoảng 10 tấn nữa là hết vì hạt non trên cây còn ít, hoa trên cây thấm nước mưa cháy đen không thể đậu hạt. Điều năm nay thất mùa do thời tiết thất thường. Đầu tháng giêng, thời điểm điều trổ bông thì sương muối dày đặc khi gặp nắng làm bông điều héo khô. Khi điều đậu hạt, lại gặp những trận mưa to trái mùa làm cháy đen hạt dẫn đến giảm sản lượng”, anh Chiến phân tích.

Trồng dưa tự phát

Ông Đào Minh Hường, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết phần lớn người dân Quảng Ngãi trồng dưa hấu tự phát và theo phong trào. Do tính rủi ro khá cao nên những năm qua ngành nông nghiệp chỉ tập trung khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh chứ không khuyến cáo trồng nhiều.

Quảng Ngãi: dưa dội chợ

Sau hơn ba tháng chăm sóc, giờ đây anh Nguyễn Xuân, ở xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), lại phải than ngắn thở dài vì ruộng dưa. Xót là vì dưa năm nay đạt năng suất cao nhưng giá quá thấp, chỉ có 800 đồng/kg nên giấc mơ trúng dưa trả nợ của anh giờ tiêu tan. Cách đây khoảng 20 ngày, dưa được tư thương mua tại ruộng với giá 6.000 đồng/kg. Ai ngờ đến ngày thu hoạch giá chỉ 1.000 đồng/kg. Anh đành phải bán trước bốn sào, còn ba sào cố giữ thêm vài hôm đợi giá nhích lên, nhưng càng giữ dưa càng rớt giá.

Các hộ trồng dưa tại Tịnh Thọ, Sơn Tịnh cho biết hiện giá dưa hấu tại ruộng đã hạ xuống chỉ còn 500 đồng/kg nhưng vẫn không có người đến mua. Nếu tình trạng này kéo dài thì hàng ngàn tấn dưa của nông dân không biết đổ đâu cho hết.

Dưa rớt giá, người mua dưa cũng kén chọn từng quả. Chỉ những quả dưa thật đẹp, tròn, nặng trên 5kg mới được mua, những quả không đẹp bị loại. Với kiểu mua như thế này thì đám dưa có tới 1/3 số quả bị loại.

Dưa rớt giá người trồng dưa xót của đã đành, người mua dưa cũng dở mếu theo. Hiện phần lớn dưa ở Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung đều tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Nhiều chuyến tư thương lỗ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Có tư thương sau mùa dưa phải bán nhà để trả nợ ngân hàng.

Nhà máy đói nguyên liệu

Bình Phước có gần 200.000ha điều, chiếm hơn 40% diện tích điều cả nước. Hiện toàn tỉnh có 396 cơ sở và 101 doanh nghiệp sản xuất, chế biến hạt điều, trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Phước, năm 2008 sản lượng điều đạt 154.000 tấn, do thất mùa nên sản lượng năm nay ước chỉ bằng 40-50% năm ngoái.

Nhiều đại lý đặt điểm thu mua tận các vườn nhưng lượng điều mua được cũng không lớn. Chị Bích, xã Bình Sơn, huyện Phước Long, cho biết thời điểm này những năm trước đại lý của chị mỗi ngày thu mua 7-10 tấn điều, nhưng năm nay trung bình mỗi ngày chỉ mua được 3-5 tấn. Tương tự, anh Lộ, xã Bình Sơn, có hơn 15 năm hành nghề thu mua điều, mỗi ngày cũng chỉ mua được khoảng 10 tấn thay vì 20-25 tấn như những năm trước đây.

Do thất mùa điều nên hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh đã tính đến phương án nhập điều nguyên liệu từ nước ngoài để có nguồn hàng sản xuất, xuất khẩu. Theo ông Lê Bông, giám đốc Công ty TNHH Thiện Ân (xã Phước Tín, huyện Phước Long): “Biết rằng chất lượng nhân điều nhập từ châu Phi thấp hơn nhiều so với nhân điều trong tỉnh nhưng cũng phải nhập để có nguyên liệu sản xuất, giữ công nhân”.

Công ty TNHH Việt Sơn, thị xã Đồng Xoài - một trong những doanh nghiệp chế biến lớn nhưng hiện cũng chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 5 tấn điều/ngày, thay vì 10-15 tấn như thời điểm bình thường. Ông Hoàng Bình, giám đốc công ty, cho biết: “Phải nhập điều nguyên liệu nhưng xuất khẩu cũng khó khăn. Để có giá cạnh tranh, doanh nghiệp phải tiết kiệm mọi chi phí, lợi nhuận giảm, thậm chí chịu lỗ nhưng cũng phải hoạt động để giữ nhà máy, giữ công nhân”.

Họa vô đơn chí

Tuy công sức, chi phí chăm sóc điều không cao bằng các loại cây trồng khác như tiêu, cà phê nhưng mỗi hecta cũng mất hơn 1,5 triệu đồng. Do đó điều thất mùa đã làm người trồng điều lâm vào cảnh khốn đốn. Trước đó, nhiều hộ trông đợi vào vụ mùa bội thu đã bán điều “non” (lấy tiền trước giao điều sau), ngờ đâu điều thất mùa đã phải oằn mình xoay xở vay nợ để trả tiền gốc, tiền lãi.

Không chỉ thất mùa, vụ điều năm nay nông dân còn đối mặt với tình trạng điều mất giá. Do thị trường xuất khẩu biến động theo chiều hướng xấu, giá điều thời gian qua liên tục giảm. Giá điều năm nay dao động từ 10.500-11.000 đồng/kg, thấp hơn 2.000-3.000 đồng so với vụ mùa năm ngoái.

A.THOA - T.LIÊM- T.MINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang