• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Năm gà nói chuyện nuôi chim yến

Nguồn tin: TN, 7/02/2005
Ngày cập nhật: 7/2/2005

Tổ chim yến (yến sào) là thực phẩm bổ dưỡng có giá trị cao. Giá tổ yến loại tốt có thể lên tới 2.500- 3.000 USD/kg. Vì vậy người ta còn gọi yến sào là “vàng trắng”. Chim yến thường làm tổ trong hang động ngoài biển cả. Tuy nhiên ở một số nước Đông Nam Á, người ta đã nuôi chim yến trong nhà; có những ngôi nhà yến đem lại doanh thu hơn 70.000 USD/năm...

Làm nhà cho chim

Theo tiến sĩ sinh học Nguyễn Khoa Diệu Thu, trên cơ sở tìm hiểu nơi chim yến làm tổ, người ta mô phỏng theo để làm nhà cho chúng, giống như một cái hang. Nên làm nhà nuôi chim yến ở độ cao không quá 1.000 mét so với mặt biển, vì sau khi biết bay, chim con thường tìm đến ở nơi địa thế thấp hơn. Vị trí làm nhà nuôi yến là nơi không có nhiều nhà máy hay quá đông người, vì ở những nơi này, côn trùng (nguồn thức ăn của chim) sẽ bị tiêu diệt dần. Nơi làm nhà nuôi yến phải gần đồng ruộng, rừng cây thấp, biển, sông, hồ, tạo điều kiện cho chim kiếm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa; cần tránh làm ở những nơi có quạ, đại bàng, chim cắt..., vì đây là những loài ăn thịt chim yến. Ngoài ra, phải ngăn kiến, gián, chuột, rắn vào nơi chim làm tổ. Theo kinh nghiệm của Indonesia, nhà nuôi chim yến có kích thước 10m x 15m hoặc 10m x 20m; bên trong có nhiều tầng; tường có độ cao tối thiểu 5,5 - 6m. Cửa ra vào cho chim phải làm như cửa hang, sơn màu đen, kích thước 20cm x 30cm hoặc 30cm x 45cm, thường quay về hướng đông. Người ta còn làm phòng chờ cho chim bay lượn trước khi vào phòng nghỉ.

Phòng chim ở thường có nhiều tầng, ngăn cách bởi các trần gỗ. Qua nhiệt kế và ẩm kế, người ta điều chỉnh nhiệt độ trong nhà nuôi chim đạt 24-26 độ C, độ ẩm 80-95%. Để đảm bảo điều kiện này, phải phối hợp nhiều phương pháp như tính toán độ cao căn nhà, chiều gió; dùng trấu và vỏ sò lót trần để chống nóng, giữ nhiệt độ, độ ẩm và chống ồn; dùng ống thông gió... Những ngôi nhà nuôi chim yến thành công ở Indonesia đều đáp ứng được các thông số kỹ thuật về vi khí hậu, phù hợp với môi trường chim sinh sống và sinh sản.

Dụ chim vào nhà

Trong các loài chim yến thì yến hàng có chất lượng tổ cao nhất. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu và bà Kiều Tiên Basuki (người Indonesia gốc Việt), yến hàng có thể sống lẫn lộn với một số loài yến, trong đó có yến sriti C.linchi. Loài C.linchi thường bay gần nhà, thích làm tổ trong nhà và dưới mái nhà; tổ của chúng được kết bằng sợi cỏ và nước bọt. Vì vậy, để nuôi chim yến hàng trong nhà, trước tiên người ta dụ C.linchi (chim mồi) vào nhà. Để dụ được chúng, tường nhà nuôi chim được bôi các chất bẩn của chim yến hoặc C.linchi, gỗ làm trần hoặc xà được ngâm trong nước rửa tổ chim. Có thể quét lên tường chất có mùi đặc biệt hấp dẫn chim (chất dẫn dụ hóa học - được coi là bí mật trong nghề nuôi yến), hoặc nước có mùi tanh của trứng vịt lộn; khi nhà bẩn không nên rửa. Có thể kết hợp dụ chim vào nhà bằng cách mở băng cassette có tiếng gọi bầy của chim yến hoặc C.linchi. Thường người ta mở băng vào lúc 16 - 18h, là lúc chim đi kiếm ăn về. Nghe tiếng gọi bầy từ băng cassette, chim yến hoặc C.linchi sẽ bay vào nhà nuôi; nếu thấy môi trường phù hợp chúng sẽ ở lại. Sau khi chim yến hàng và C.linchi cùng làm tổ trong nhà mới, người ta giảm ánh sáng vào tòa nhà, để các phòng tối đi. Vì chim yến hàng thích làm tổ chỗ tối, còn C.linchi không sống được trong phòng quá tối nên sẽ bỏ đi, nhường chỗ cho yến hàng.

Ngoài ra, người ta có thể dùng phương pháp ký tổ để gây đàn yến hàng trong nhà. Muốn vậy, phải chuẩn bị sẵn trứng chim yến hàng và kiểm tra kỹ chất lượng trứng. Ban ngày, khi chim mồi C.linchi đi kiếm ăn, người ta sẽ thay trứng yến C.linchi bằng trứng yến hàng. Thao tác thay trứng được tiến hành rất cẩn thận, không để lại mùi lạ, để tránh việc chim mồi “phát hiện”, hất trứng ra ngoài hoặc không ấp. Sau khi “nhờ” C.linchi chăm sóc chim yến hàng con một thời gian, người ta đem nó ra nuôi với cách thức đặc biệt để chim trưởng thành. Cũng có thể cho trứng nở và nuôi chim con trong máy ấp trứng. Sau khi chim bắt đầu biết bay, người ta chuyển chúng đến những ngôi nhà nuôi yến. Nuôi chim yến con phải có phương pháp, đòi hỏi siêng năng, cẩn thận và kiên nhẫn.

Dụ được yến vào nhà coi như thành công 70%. Tiếp đó, là công việc nuôi chim và thu hoạch tổ với một quy trình chặt chẽ.

Triển vọng nuôi yến ở Việt Nam

Ông Lê Hữu Hoàng, giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết: Theo số liệu thống kê mới nhất của Y.Adrian, năm 2004, Indonesia có 10.000 ngôi nhà nuôi yến, hàng năm cho sản lượng khoảng 100 tấn yến sào. Malaysia phát triển mạnh mẽ nghề nuôi chim yến trong nhà từ năm 1997; đến nay có được 1.000 ngôi nhà yến, với sản lượng khoảng 10 tấn tổ/năm. Tại các nước nêu trên, mỗi ngôi nhà yến thành công cho sản lượng bình quân 15-20kg tổ/năm, cá biệt lên tới 50 kg/năm. Ở Thái Lan, giá tổ yến nuôi trong nhà khoảng 1.500 USD/kg; nghĩa là một ngôi nhà yến có thể đem lại doanh thu trung bình 20.000 - 30.000 USD/năm. Theo khảo sát của Công ty Yến sào Khánh Hòa, tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện có chim yến làm tổ trong nhà. Nghề nuôi yến ở Việt Nam mới chỉ manh nha theo kiểu tự phát; số người nuôi yến không nhiều và thường giấu kín chuyện trong nhà mình có “mỏ vàng trắng”. Mỗi năm, một ngôi nhà yến ở Việt Nam cho sản lượng rất khiêm tốn, chừng 2kg tổ. Còn sản lượng tổ yến từ đàn chim tự nhiên của cả nước chỉ khoảng 3 tấn.

Để góp phần tăng sản lượng yến sào, tiến tới xây dựng và phát triển nghề nuôi yến trong nhà, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã triển khai đề tài khoa học “Bước đầu xây dựng mô hình nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ”. Thời gian thực hiện đề tài trong hai năm 2005-2006. Theo ông Lê Hữu Hoàng, bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của nước ngoài, Việt Nam cần nghiên cứu để đưa ra công nghệ nuôi chim yến trong nhà phù hợp với điều kiện của mình.

Xuân Hòa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang