• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hợp tác để làm giàu

Nguồn tin: BCT, 5/2/2005
Ngày cập nhật: 5/2/2005

Có một thời, dường như người ta “dị ứng” với hợp tác xã vì hẳn chưa quên giai đoạn những năm 1970 - 1980 với những hậu quả thất bại của kiểu làm ăn tập đoàn, hợp tác hình thức thời bao cấp. Thế mà, những ai có dịp đi qua cầu Mỹ Thuận đã thấy đập vào mắt tấm pa-nô to đùng quảng cáo cho thương hiệu “xoài cát Hòa Lộc Việt Nam” với chủ thể là Hợp tác xã Hòa Lộc - Cái Bè - Tiền Giang. Phải chăng, một kiểu làm ăn mới đã được định danh và định hình? Thật ra thì không phải chỉ mới có “mô hình HTX xoài cát Hòa Lộc”...

Năm 2002, người trồng xoài ở ĐBSCL đang gặp cảnh dội chợ, rớt giá... Anh Nguyễn Thành Nhơn (Ba Vũ) ở ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và mấy người bạn cứ đau đáu một câu hỏi: “Nếu xoài được bán số lượng lớn, chắc hẳn người ta sẽ khó ép giá?”. Thế là, Ba Vũ và mấy người bạn tập hợp được 36 người trồng xoài góp vốn 40,8 triệu đồng, thành lập HTX Hòa Lộc.

Anh Đặng Văn Dũ, xã viên HTX Hòa Lộc nhận xét: “Vô HTX trái xoài bán được giá hơn. Mùa nào giá bán của HTX cũng chênh lệch khoảng 4.000 đồng/kg so với thị trường. Nhà tôi trồng 6 công xoài, cứ tính mỗi công xoài thu hoạch 5 tấn trái, mỗi vụ lời thêm khoảng 120 triệu đồng, là xã viên HTX còn được mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến cuối vụ trả tiền. Hiện tại HTX Hòa Lộc của chúng tôi đã không còn hộ nghèo!”.

HTX Hòa Lộc gắn liền sản xuất với kinh doanh, theo sát thị trường, không ngừng học hỏi kinh nghiệm. Được sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, Sở NN-PTNT Tiền Giang, chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc ngày càng nâng cao, đầu ra của trái xoài luôn ổn định. Hiện nay, xã viên của HTX đã lên đến cả trăm người. Ngoài thị trường nội địa, HTX Hòa Lộc còn cung ứng xoài chế biến tươi xuất khẩu sang Nhật. Các đối tác ở những nước khác cũng đặt yêu cầu với HTX. HTX được chính quyền địa phương giao khu đất ở bến phà Mỹ Thuận làm nơi tập kết, chuyển hàng đi các nơi. Giờ đây, bên bến phà năm nào, xe tàu nhộn nhịp suốt ngày đêm để đưa trái xoài cát Hòa Lộc đi khắp mọi miền đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới... Chỗ đứng ngày càng vững trên thị trường, HTX Hòa Lộc quyết định xây dựng và phát triển thương hiệu độc quyền: “Xoài cát Hòa Lộc”.

Ở thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang có HTX Nông nghiệp Hòa Thuận “phất” lên từ “bắp -bò”.

“Hồi đó ai cũng ngán “hợp tác xã”, lúc tôi rủ bà con vào HTX nhiều người đã chê tôi không biết làm kinh tế. Nhưng, nhờ cách làm ăn mới phù hợp với kinh tế thị trường đã giúp chúng tôi vươn lên khá giả. Giờ đây bà con rất nhiệt tình đến với HTX!”. Anh Nguyễn Văn Đảm, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hòa Thuận nói. Đúng vậy, ở Mỹ Luông đàn bò thịt ngày càng phát triển. Bạt ngàn những rẫy bắp non khoe mình trong nắng sớm... Đi tới đâu cũng thấy người ta nuôi bò, nói chuyện trồng bắp. Anh Lê Văn Đảng (Hai Đạn) ở ấp Mỹ Tân, khoe: “Mô hình bắp - bò một lời một rưỡi. Trồng một đợt bắp non từ 47 đến 55 ngày là thu hoạch dứt điểm, ngoài lời trái, phụ phẩm cây bắp non làm thức ăn cho bò rất bổ! Một công bắp trồng quanh năm nuôi được hơn 1 con bò. Đợt đầu tiên tui nuôi 2 con bò của HTX giao, sau khi thanh toán cho HTX, lời được 1 cặp bò làm vốn nuôi tiếp”. Còn anh Nguyễn Hoàng Giang, xã viên kỳ cựu của HTX Hòa Thuận cho biết, với 1 công đất ruộng của cha mẹ cho ra riêng, vô HTX vợ chồng anh có điều kiện tích lũy vốn, mua thêm đất, cất nhà tường. Chỉ riêng lợi nhuận từ bò mỗi năm không dưới 50 triệu đồng. “HTX Hòa Thuận biết khai thác thị trường, đi từ sản xuất đến phân phối, ổn định đầu ra cho nông sản nên được người dân ở đây tín nhiệm!” - anh Giang nói như đinh đóng cột.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến rau quả xuất khẩu ở An Giang và TP Cần Thơ cho biết: “DN không thể đi đến từng hộ nông dân để thu mua nguyên liệu. Với yêu cầu về số lượng và chất lượng nông sản, chỉ có HTX mới tập hợp được nông dân sản xuất tập trung và đúng chuẩn”. HTX Hòa Thuận còn là địa chỉ quen thuộc cung cấp rau an toàn cho các siêu thị với mong muốn xây dựng thương hiệu cho các loại rau, củ tại địa phương. Đầu năm 2005, HTX Hòa Thuận xây dựng nhà xưởng bảo quản rau an toàn để làm sạch, phân loại, vô bao bì, gắn nhãn mác thương hiệu cho các loại rau, củ để cung ứng cho các đối tác.

Thật vậy, trên con đường hợp tác kiểu mới, đã có không ít HTX đã làm giàu nhờ biết khai thác các dịch vụ hỗ trợ, như trường hợp của HTX Nhơn Hòa, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ, biết tận dụng lợi thế ở một vùng cung ứng nguyên liệu gạo xuất khẩu lớn để đi vào lĩnh vực dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Khởi đầu HTX góp vốn lại chỉ có 8 chiếc ghe tổng tải trọng hơn 3.000 tấn và 85 triệu đồng thành lập HTX Nhơn Hòa. Sau một thời gian hoạt động, HTX Nhơn Hòa ngày càng mở rộng qui mô, thu hút thêm nhiều xã viên. Nhờ làm ăn hiệu quả, có uy tín với khách hàng, HTX đã ký được những hợp đồng dài hạn với số lượng lớn. Anh Lê Văn Hòa, Chủ nhiệm HTX nói: “Chúng tôi đã xác định: để HTX hoạt động có hiệu quả và bền vững, chỉ có cách tăng khối lượng vận tải, chứ không phải tăng tỷ lệ hoa hồng để lại cho HTX”. Năm 1997, mới thành lập chỉ 13 xã viên, nay HTX đã có gần 60 xã viên với tổng tải trọng phương tiện vận tải tăng gấp 5 lần. Nhiều xã viên đã đầu tư phương tiện tải trọng lớn, như chị Nguyễn Thị Nặng ở Hồng Ngự - Đồng Tháp. Lúc chưa vô HTX, với chiếc ghe 150 tấn chị ngược xuôi tìm mối chở gạo ở Hồng Ngự, Tân Châu, Long Xuyên. Vô vụ đông ken thì chở không xuể, nhưng ra vụ đi tìm hàng rất khó. Vô HTX, nhờ có hàng đều đặn, thu nhập ổn định, sau 4 năm chị đã có sà lan trên 500 tấn trị giá 1,5 tỉ đồng - với số tiền tích lũy tám trăm triệu đồng, chị nhờ HTX bảo trợ vay ngân hàng. Chị Nặng vui sướng nói: “Nếu không vô HTX, các DN đâu dám thuê tụi chị chở hàng. Nhờ vô HTX, những chủ ghe nhỏ như chị mới đổi đời!”.

Tôi có dịp đến xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vào những ngày gần cuối năm. Ở xứ này người ta hay kể về chuyện làm giàu của một HTX từ một vùng đất bỏ hoang - Đó là HTX nuôi Thủy sản Vĩnh Tân. Bên những vuông tôm, tôi còn được nghe về anh Quách Hoàng Việt - Chủ nhiệm HTX nuôi Thủy sản Vĩnh Tân. Là người ở xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú nhân chuyến đến xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu tìm mua đất nuôi tôm, anh Việt đã tình cờ gặp các anh ở Hội nghề cá tỉnh Sóc Trăng và được gợi ý về cách làm ăn của HTX kiểu mới. Anh Việt đến Vĩnh Tân vận động bà con Khmer góp vốn thành lập HTX nuôi tôm công nghiệp. Còn anh, góp vốn bằng tiền hơn 300 triệu đồng, bà con Khmer góp vốn bằng đất, người không có đất thì góp công vào làm việc... HTX nuôi Thủy sản Vĩnh Tân ra đời ngay trên vùng đất trước đó chỉ toàn là năng với lác...

Vụ tôm này HTX đạt doanh thu khoảng 3 tỉ đồng, trừ chi phí đầu vào còn lãi khoảng 1,5 tỉ đồng - “một lời một”. Theo qui ước, mỗi ha đất góp vào HTX được tính trị giá góp vốn 25 triệu đồng. Mỗi ha đất hoang ngày nào, bây giờ sau mỗi vụ tôm đã sinh lợi 25 triệu đồng. Chú Sơn Quen, phụ trách kho của HTX, trước đây “nghèo rớt mồng tơi”, không có tiền nên “góp công” vào HTX. Vợ chú Sơn Quen trở thành “đầu bếp” cho HTX; con trai lớn được nhận vào đội giữ ao. Chú Sơn Quen nói: “Nhờ HTX gia đình tôi thoát được cảnh “ăn trước trả sau” như hồi làm ở ngoài, còn có của dư của để nữa. Cả nhà tôi nhất quyết theo làm ăn với HTX!”.

* * *

Trong tiến trình phát triển của kinh tế, xu thế hợp tác đã trở thành một qui luật để tồn tại và phát triển. Và hợp tác như thế nào, ở mỗi vùng đất, mỗi con người đã tự tạo ra cho mình một hình thức phù hợp. Qua những HTX làm ăn tốt, đúng hướng, tôi nhận ra một điều: từ Ban chủ nhiệm cho đến những xã viên, thậm chí những người chưa phải là xã viên nhưng có quan hệ làm ăn với HTX đều khẳng định lòng tin về hiện tại và tương lai. Và tôi, qua chuyến đi thực tế đó càng củng cố thêm lòng tin vào con đường hợp tác kiểu mới đã và đang được chứng thực.

XUÂN QUYÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang