• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Hai lúa" kể chuyện đi Tây!

Nguồn tin: BCT, 5/2/2005
Ngày cập nhật: 5/2/2005

Chuyện “Hai Lúa” Đồng bằng sông Cửu Long “xuất dương” với tư cách “chuyên gia” xưa nay hiếm. Ấy vậy mà chỉ trong năm 2004 những Hai Lúa quê hương đồng bằng trù phú được mùa... đi Tây. Có nông dân lại vinh dự xuất ngoại cả hai lần. Sau hàng chục năm thực hiện đổi mới giới nông gia ĐBSCL đã có một bước tiến dài trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã thế, những người nông dân còn thêm mở rộng tầm nhìn trong những ngày “tai nghe, mắt thấy” nơi xứ người...

Cùng một lúc cả ba “Hai Lúa” vùng châu thổ sông Cửu Long là Năm Châu (Trà Vinh), Sáu Thạnh (Sóc Trăng) và Ngô Khuê (Đồng Tháp) được đi Malaysia dự hội thảo quốc tế trao đổi kinh nghiệm chọn tạo giống lúa. Riêng ông Năm Châu chỉ trong vòng ba tháng đã hai lần đi tham dự hội nghị quốc tế. Chuyện “hiếm thấy” từ trước đến nay đã làm giới nông dân ĐBSCL trầm trồ...

Hẹn đôi lần, tôi mới gặp được ông Năm Châu. Bởi bây giờ ông bận rộn nhiều hơn trước. Ngoài việc lai tạo một số giống lúa mới, ông còn tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân trong vùng. Ông Năm Châu bắt tay vào nghiên cứu lai tạo các loại giống lúa mới từ hàng chục năm qua và phải trải qua một thời gian dài với bao khổ cực, gian nan, cần mẫn nghiên cứu, đi học hỏi kinh nghiệm, ước vọng đó mới thành hiện thực. Giống lúa mới đầu tiên của ông đưa ra thị trường và được mọi người ưa chuộng là TM1 (Thanh Mỹ 1). Tiếp sau đó ông cho ra đời TM2, TM3 va hiện đang nghiên cứu lai tạo thêm một loại giống mới.

Tiếp chuyện với tôi , ông Năm Châu khiêm tốn: “Nhà nông thì lúc nào cũng vậy. Phải cần cù, siêng năng lao động và luôn tìm tòi học hỏi những cái hay, cái mới của người ta để áp dụng cho mình”. Ông Năm Châu luôn miệng nhắc câu chuyện chuyến đi tham quan học hỏi vừa qua: Hồi tháng 2, ông được Viện Hệ thống canh tác Trường Đại học Cần Thơ đưa đi Malaysia 7 ngày để dự Hội hội nghị kỹ thuật nông dân quốc tế. Trong hội nghị quốc tế này ông được lên “ thuyết trình” về việc phân cấp trong công tác chọn tạo giống lúa ở ĐBSCL. Ông kể: “ Lúc đầu mới đứng lên tôi run lắm vì đa phần là các nhà khoa học, các quan chức cao cấp... Nhưng nhờ thấy nhiều người tỏ ra rất ủng hộ và chú ý, nên tôi mới yên tâm thuyết trình”. “Hai Lúa” Năm Châu không “khớp” sao được, bởi đây là kỳ họp thứ bảy của các bên ký kết Hiệp định về bảo tồn đa dang sinh học(COP 7). Hiệp định này được 145 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng ký kết năm 1992 tại Brazil, và cứ 2 năm các nước sẽ họp đánh giá hoạt động một lần. Cả 3 Hai Lúa ĐBSCL càng choáng ngộp ngay khi dự khai mạc COP 7- “một hội nghị quá to lớn mà trước đây chưa từng hình dung nổi”. Ngoài đại biểu cấp Bộ, Chính phủ các nước thành viên Hiệp định, còn có các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNDP...

Cùng tâm trạng như “Hai Lúa” Năm Châu, Ngô Khuê trong lần đi tham dự hội nghị quốc tế này, ông Sáu Thạnh tỏ bày: “Tôi không nghĩ đời nông dân chân lấm tay bùn của mình lại có nhiều may mắn được tham gia nghiên cứu khoa học, đi hội thảo, học tập những kinh nghiệm sản xuất của nhiều vùng, nhiều nơi và được... đi cả nước ngoài” . Rồi ông lại thố lộ: “Chuyến đi có vài ngày nhưng chỉ toàn đến... hội trường. Nhưng tôi vẫn thích thú và tâm đắc khi được nghe nông dân các nước trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất”. Ngay khi dự khai mạc xong, chiều bữa đó, và ngày hôm đoàn Việt Nam cùng 10 nước khác làm việc theo nhóm. Rồi hai ngày kế đến mới chính thức hội nghị kỹ thuật nông dân quốc tế. Ông Sáu Thạnh kể: Đoàn Việt Nam báo cáo đề tài sự phân cấp trong chọn tạo giống lúa. Vì ba nông dân của ta chuẩn bị khá chu đáo nên khi báo cáo rất được nông dân các nước quan tâm. Nhất là sau khi nông dân Năm Châu “thuyết trình” xong, đoàn Việt Nam được các nước bạn đăt rất nhiều câu hỏi và cả ba ông “Hai Lúa” thay phiên nhau giải đáp thắc mắc rất bài bản. Tôi hỏi thêm: “Những vấn đề gì làm ông tâm đắc nhất trong chuyến đi vừa qua?”. Ông Sáu Thạnh nói: “Đó chính là vấn đề bảo tồn, phục tráng nguồn giống tốt của địa phương. Nhiều nước làm rất tốt nhưng ở ta không ít nơi vẫn chưa coi trọng vấn đề này”. Ông Sáu Thạnh tên thật là Trần Văn Thạnh, ở ấp Mang Cá, xã Đại Hải, huyện Kế Sách. Một nông dân rặt nhưng “tướng tá” rất... nhỏ nhắn, nhưng là nông dân giỏi được rất nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ NN&PTNT, Viện Nghiên cứu Hệ thống Canh tác - Trường Đại học Cần Thơ, của UBND tỉnh Sóc Trăng... về những kết quả trong việc chọn giống lúa thích hợp cho địa phương. Trong hàng trăm nông dân làm công tác chọn giống, chỉ Sáu Thạnh có khả năng chọn giống từ dòng phân ly. Công việc này đòi hỏi phải có kỹ thuật, cần cù và kiên nhẫn.

Trong chuyến “ đem chuông đi đánh xứ người” của ba “Hai Lúa” ĐBSCL, ông Ngô Khuê được đánh giá nông dân năng động nhất. Vốn xuất thân từ doanh nghiệp xay xát nên khi bắt tay vào sản xuất lúa giống, ông làm cũng rất “khác người”, với cái mô hình “2 trong 1” của mình: sản xuất và kinh doanh lúa giống. Có đến xứ người, ông Ngô Khuê thêm tâm đắc: Đi lên từ vùng kinh tế nông nghiệp, nông dân ĐBSCL khá “thiện nghệ” trong việc ứng dụng kỹ thuật mới để sản xuất lúa hàng hóa - một bước tiến lớn trong cách nghĩ, cách làm. Càng tự hào hơn khi chính bàn tay nông dân có thể phục tráng, chọn tạo giống lúa mà đối với các nước trên thế giới, công việc này chỉ dành cho nhà khoa học, phạm vi của Nhà nước. Nhớ lại những ngày trên đất nước Malaysia, ông Ngô Khuê kể: “Đi rồi mình mới thấy hết sức tự hào về nông dân Việt Nam. Ở nước bạn, ngay cả Thái Lan, việc chọn tạo giống lúa là do Nhà nước thực hiện; nông dân chỉ chăm lo cho việc sản xuất. Do đó, khi chúng tôi báo cáo kinh nghiệm về công tác sản xuất giống, các kỹ sư, nông dân nước bạn rất kinh ngạc vì không ngờ rằng nông dân Việt Nam lại xuất sắc đến thế! Trình độ sản xuất của nông dân mình, nhất là về ứng dụng kỹ thuật, bằng hoặc hơn các nước phát triển trong khu vực...”. Công việc này đã được ông thực hiện từ nhiều năm qua. Đặc biệt, từ sau khi tham dự các lớp đào tạo về “Bảo tồn đa dạng sinh học” do Viện Hệ thống Canh tác- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, được tu bổ kiến thức sâu hơn về phục tráng, lai tạo giống lúa... đã giúp ông Ngô Khuê ứng dụng rất thành công trong “nghề” sản xuất lúa giống.

* * *

Với “Hai Lúa” Năm Châu, niềm vui từ chuyến đi Malaysia chưa vơi, thì trong tháng 4-2004 khi ông vừa được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT với chuyên đề “3 giảm, 3 tăng”, ngay lập tức lại được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh và Công ty Thuốc trừ sâu Sài Gòn cử đi tham quan, học tập tại Thái Lan 5 ngày. Đến Thái Lan, ông được đi tham khảo những mô hình hay, giao lưu với những nông dân sản xuất giỏi của nước bạn. Song điều làm ông quan tâm nhất là được tham dự buổi thuyết trình dụng cụ thử nghiệm nhanh về dư lượng phân bón NPK và độ pH. Các nhà khoa học đã trình bày một cách thử rất nhanh. Người nông dân Thái Lan muốn thử đất thì trực tiếp mua trọn gói dụng cụ này chỉ bằng một túi xách tay nhỏ. Ông Năm Châu ước ao: “Ở Việt Nam mình có được dụng cụ này nông dân sẽ càng yên tâm sản xuất, giảm chi phí, lượng phân bón, cải tạo được môi trường và tăng thu nhập”. Những ngày ở đất nước Thái Lan, ông Năm Châu còn được đi tham quan chợ đầu mối Takid thuộc tỉnh Pathum Thani, có diện tích 60 ha do người dân thành lập. Đặc trưng chợ này tập trung theo từng khu vực: Chợ cam, chợ nho, chợ rau... Để tiện lợi giao thông chợ được xây dựng 6 làn xe và còn có hệ thống xử lý nước thải, điện nước đảm bảo 24/24. Bên cạnh đó, chợ có một Trung tâm rất lớn dành để thường xuyên đấu giá hàng nông sản. Đặc biệt, chợ có kho giữ lạnh cho doanh nghiệp, tư nhân gửi hàng, cho thuê bao bì đóng gói xuất khẩu...

* * *

Điều đọng lại trong các “Hai Lúa” Năm Châu, Sáu Thạnh, Ngô Khuê sau những lần đi ngoại quốc là người nông dân nước ngoài tiếp cận với khoa học kỹ thuật rất tốt, sản xuất theo quy mô lớn và hiện đại hơn. Mô hình kinh tế hợp tác có liên kết với nhiều lĩnh vực liên quan, được thực hiện rất hiệu quả; tuân thủ theo những tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, đầu ra không bị động nên người nông dân rất an tâm sản xuất. Qua mấy chuyến “xuất dương” này, những “Hai Lúa” đồng bằng thêm tự hào: bởi có những công việc mà ở một số nước chỉ dành cho nhà khoa học, thuộc phạm vi Nhà nước, thì chính bàn tay nông dân Việt Nam lại làm nên kỳ tích.

DŨNG LONG NHÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang