• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mở rộng trồng nấm - Chớ quên bài học về trồng vải

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 25/03/2009
Ngày cập nhật: 26/3/2009

Giá nấm giảm gần một nửa

Sau một thời gian bán với giá cao, sản phẩm nấm ăn sản xuất tại Hải Phòng mất giá liên tục. Nấm mỡ đầu vụ có thể bán với giá 20-25 nghìn đồng/kg, nay giảm chỉ còn 12 - 15 nghìn đồng/kg. Có những lúc giá nấm chỉ 7- 8 nghìn đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Giang ở xã Quang Phục (Tiên Lãng) cho biết: Dịp Tết Kỷ Sửu nấm của trang trại tôi bán 15 nghìn đồng/kg. Nấm tươi chậm tiêu thụ, nên phải sấy và muối nấm nhiều hơn trước nếu số hộ sản xuất nấm, diện tích lán trại sản xuất tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt như hiện nay, giá nấm còn xuống nữa. Những trang trại sản xuất quy mô lớn đang đứng trước khó khăn tiêu thụ sản phẩm”.

Theo nhiều hộ sản xuất nấm, nguyên nhân khiến giá nấm tươi giảm nhanh vì số hộ và diện tích sản xuất tăng rất nhanh. Hiện toàn thành phố có khoảng 450 hộ dân đầu tư sản xuất nấm ăn. Riêng trong năm 2008, số hộ sản xuất nấm tăng 2 lần so với năm 2007. Năm 2009, các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy và quận Dương Kinh đều phát triển mạnh phong trào sản xuất nấm. Huyện Vĩnh Bảo phấn đấu có thêm 200 hộ sản xuất nấm. Hiện, trên địa bàn huyện có 75 hộ sản xuất nấm thương phẩm với diện tích lán trại 9200 m2. Trong đó có 56 hộ xây dựng hệ thống lán trại kiên cố, diện tích sản xuất từ 100 đến gần 500 m2. Năm 2009, huyện Tiên Lãng đưa ra mục tiêu phát triển thêm 100 hộ sản xuất, đưa tổng số hộ sản xuất nấm trên địa bàn huyện lên gần 400. Với cơ chế hỗ trợ của huyện thì số hộ sản xuất nấm thương phẩm sẽ tăng nhanh hơn dự kiến.

Tự sản, tự tiêu

Phong trào sản xuất nấm phát triển rộng khắp tại nhiều huyện: tuy nhiên, phần lớn các hộ sản xuất nấm vẫn trong tình trạng tự sản xuất, tự tiêu thụ. Ông Đoàn Văn Dũng, chủ trang trại nấm ở xã Tam Đa (huyện Vĩnh Bảo) cho biết: “Để có mô hình sản xuất bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, quy mô lớn nhất huyện như hiện nay, tôi cùng 4 hộ tham gia đóng cổ phần với số vốn ban đầu ít nhất mỗi hộ 50 triệu đồng, cao nhất 200 triệu đồng. Tổng đầu tư cho mô hình lên đến 450 triệu đồng. Sau 1 năm sản xuất, đến nay, chúng tôi chưa thu hồi được vốn đầu tư, nấm chủ yếu vẫn bán cho bà con trong vùng. Vào thời điểm thu hoạch rộ, trang trại giúp một số hộ sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương thu mua sản phẩm để bán cho một số siêu thị, chợ lớn trong nội thành. Thời gian tới, trang trại dự định tiếp tục mở rộng sản xuất nhưng lại lo “đầu ra” cho sản phẩm, nhất là khi số hộ sản xuất nấm ngày càng nhiều”.

Ông Lê Văn Bắc ở huyện Vĩnh Bảo cho rằng: “Với quy mô sản xuất như hiện nay, trang trại chưa quá lo lắng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nhưng nếu mở rộng thêm 200 m2 lán trại, chắc chắn phải đối mặt với vấn đề “đầu ra” cho sản phẩm. Hiện cơ sở sản xuất của chúng tôi đang tìm hướng liên kết để bao tiêu sản phẩm nhưng phần lớn mới hứa, chưa ký kết hợp đồng. Hiện nay, sản phẩm tồn đọng, được sấy khô. Hướng tới có thể sản xuất nấm muối vì nấm tươi chỉ có thể thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, không thể để quá lâu…”.

Trả lời câu hỏi nấm muối tiêu thụ như thế nào, quy trình muối ra sao, ai tiêu thụ sản phẩm nấm muối cho nông dân?..., ông Bắc, ông Dũng và nhiều hộ sản xuất đều lúng túng. Thời điểm thu hoạch rộ nấm mỡ, nấm sò, nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ phải mang sản phẩm nấm ra các chợ nội thành bán, chưa có đại lý lớn hay doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ. 40% số hộ vẫn tận dụng mặt bằng, cơ sở vật chất cũ sản xuất tự phát nên chất lượng nấm không đồng đều. Đây là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ nấm tươi gặp khó khăn.

Đừng để quá muộn

Phong trào rầm rộ, nhưng hình thức sản xuất vẫn chỉ là tự sản, tự tiêu, phần lớn quy mô hộ, nhỏ lẻ nên nếu không có quy hoạch phù hợp mang tính tổng thể ở quy mô thành phố và chỉ đạo chặt chẽ phối hợp với các địa phương về số lượng hộ sản xuất, sẽ rất khó khăn cho người trồng nấm, những hộ đã đầu tư lớn vào sản xuất”- Đây là băn khoăn của nhiều cán bộ ở địa phương đang phát triển mạnh phong trào trồng nấm. Thực tế, mức độ tiêu thụ nấm trên thị trường bán lẻ nội vùng có hạn, các địa phương thì tiếp tục vận động nông dân đầu tư cho sản xuất nấm, nhưng chưa thấy có doanh nghiệp chế biến nào đứng ra hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Rút kinh nghiệm bài học khó đầu ra cho tiêu thụ vải ở Bát Trang (An Lão), Cát Bà (Cát Hải) do nông dân sản xuất tự phát, ồ ạt không tính đến chế biến, tiêu thụ bền vững, thành phố và các địa phương cần chú ý đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm nấm tươi trước khi quá muộn. Cùng với phát triển rộng mô hình trồng nấm, các địa phương nên có kế hoạch hỗ trợ người dân công nghệ chế biến, bảo quản phù hợp. Các huyện kêu gọi các doanh nghiệp “cùng vào cuộc” sản xuất, bao tiêu, chế biến sản phẩm nấm với nông dân. Một số địa phương có điều kiện, từng bước chuyển sản xuất nấm sang hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có liên kết “ 4 nhà”, hướng tới phục vụ vùng đô thị, thị trường vùng Bắc Bộ và chủ động chế biến xuất khẩu…

Hoàng Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang