• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ cây... cù nèo!

Nguồn tin: BCT, 1/2/2005
Ngày cập nhật: 2/2/2005

Ở đồng bằng Sông Cửu Long, có lẽ ai cũng biết cây cù nèo, một loại thực vật rất dân dã- có nơi còn gọi là tai tượng, thân xốp hình tam giác, lá nhỏ hơn lá môn, mọc ở vùng trũng thấp, sinh sôi nẩy nở nhanh, ít bị sâu rầy phá hại. Cù nèo rẻ tiền, chỉ cần 500 đồng hoặc 1.000 đồng là một gia đình ăn được cả ngày. Có lẽ vì vậy nên ít nông dân nào để ý đến, không ai nghĩ chuyện đầu tư “chuyên canh”, lại càng không nghĩ rằng cù nèo có thể đem lại nguồn lợi lớn, thế mà...

Theo Quốc lộ 80, rẽ vào kinh 18 chúng tôi không mấy khó khăn khi hỏi thăm nhà anh Phạm Văn Lợi Em hay “Sáu Cù Nèo” như bà con thường gọi. Anh năm nay 46 tuổi, ở tổ 34 ấp Hòa An, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành. Trước mắt chúng tôi là đàn vịt đẻ 200 con trắng phau đang tung tăng dưới nước và một màu cù nèo xanh rì thẳng tắp...

Rời quê hương Cần Thơ về đây lập nghiệp sau năm 1975, với 5 công ruộng sang lại, hai vợ chồng anh Lợi Em quần quật đêm ngày, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” 1 vụ, 2 vụ rồi 3 vụ vẫn... nghèo, đến nỗi không có tiền để mua dầu đốt và căn nhà lá dột nát, trống trước trống sau mặc cho nắng mưa ... hành hạ! Lăn lộn với cuộc sống thiếu trước hụt sau cả 20 năm trời, may mà cả hai vợ chồng không có đứa con nào nên cũng... nhẹ lo.

Cuộc đổi đời đến với anh Lợi Em cách đây 12 năm. Khi vợ anh cũng vì túng thiếu “cắt bậy mớ cù nèo mọc hoang ở hầm nước bên nhà” đem ra chợ bán kiếm tiền mua cá mắm, từ 5.000đồng, 7.000đồng rồi 10.000đồng/ngày. Vợ chồng anh cảm thấy “mặt hàng” này được nhiều người ưa chuộng, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, từ đó suy nghĩ : “Tại sao lại không cấy thêm ra ruộng?”. Nghĩ là làm. Anh bắt đầu “chiết” cù nèo dày đặc trong hầm đem cấy ra ruộng. Không cần vốn liếng gì, cũng khỏi phải mua giống, cù nèo có sẵn cứ thế mà phát triển “theo vết dầu loang”, 1 công rồi 2 công. Thấy thu nhập ngày càng khá, anh nhân rộng cả 4 công, chừa lại 1 công cấy lúa lấy gạo ăn. Và cây cù nèo đã giúp gia đình anh ăn nên làm ra, tuy vẫn còn là căn nhà lá nhưng đàng hoàng hơn và không thiếu bất cứ tiện nghi nào: tivi, máy bơm, xe cộ ... Mỗi ngày anh thu vào 300.000 - 400.000đồng nhờ cù nèo, đó là chưa kể nguồn lợi từ 200 con vịt đẻ, cá đồng và các loại hoa màu phụ khác.

Hiện nay cứ mờ sáng hai vợ chồng anh Lợi Em đi bẻ cù nèo, sau đó đem bó đến gần trưa đi bỏ mối, xong lại tiếp tục, mỗi ngày từ 500-700 bó, nếu có thêm 1 lao động phụ giúp sẽ được trên 1.000 bó. Với giá bỏ mối 400đồng/bó x 1.000 bó thành ra 400.000đồng. Nguồn vốn bỏ ra mỗi tháng chỉ trên dưới 500.000đồng cho tiền mua xăng, dầu bơm nước và phân bón, tuyệt đối không hề dùng thuốc trừ sâu. Anh vui vẻ khoe: “... Cù neo của tôi mới đúng là rau sạch, tôi không hề dùng một tí thuốc sâu. Cả thân và lá đều cứng, sâu rầy không cắn phá nổi, chỉ có ốc bưu vàng thôi, mà thứ đó tôi bắt bằng tay...”. Với mức thu nhập như vậy, mỗi năm anh có lãi vòng trên 150 triệu đồng. Anh Mai Văn Hồng, một nông dân làm chủ 80 công ruộng, nói vui: “Tôi làm 80 công ruộng, cực muốn chết, vốn liếng thì nhiều mà nếu tính bình quân mỗi ngày làm sao bằng nó (Lợi Em) được! Việt kiều chưa chắc làm lương bằng nó ...”.

Có đến tận nhà mới thấy “giang sơn” của anh Lợi Em “chỗ nào cũng làm ra tiền” như lời bà con xung quanh. Trong vườn nuôi gà, dưới ao mương thả vịt, trên bờ mẫu trồng đu đủ và xen vào đó là các loại rau. Còn dưới 5 công ruộng lúa và cù nèo là cá đồng! Anh Lợi Em cho biết: “Đám cù nèo của tui gần như đống chà nên cá tụ tập về đây hết, nhiều lắm ... Năm rồi tui ngăn tát một công mà bán trên triệu rưỡi đồng, còn cá ăn hàng ngày thì... vô tư!”. Với người khác thì lượng cá đồng này là nguồn lợi đáng kể, còn với anh chỉ... rộng để đó, không thể bắt hết được!

Hoàn cảnh kinh tế của gia đình anh đã khắm khá lên thấy rõ, nếu không muốn nói là giàu có. Như vậy, nhưng vợ chồng anh vẫn quần quật đêm ngày. Giờ rảnh rỗi và thư giãn của anh là ngồi uống ly cà phê 5-10 phút vào lúc chập tối sau khi chạy honda đi bỏ mối về, sau đó là quay về với ... cù nèo!, công việc cứ thế khép kín mỗi ngày! Tôi hỏi tại sao không mướn thêm nhân công để bớt vất vả? Anh cho biết: “...Mình còn nghèo thôi thì lấy công làm lời...”. Nói vậy mà không phải vậy, trong thâm tâm anh sợ người khác làm không vừa ý, nhất là làm hư cù nèo.

Rõ ràng với sự cần cù nhẫn nại, đất đã không phụ lòng người! Chúng tôi rất khâm phục sức lao động miệt mài, cách nghĩ năng động trong chuyên canh một loại cây để làm giàu cho mình mà mọi người không ngờ tới!

HUYỀN PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang