• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng sứ làm giàu

Nguồn tin: Người Lao Động, 14/03/2009
Ngày cập nhật: 16/3/2009

Nghệ nhân Trương Văn Phượng đã làm giàu từ cây sứ l Mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường hơn 50.000 gốc sứ, cây con các loại

Vườn sứ Ba Đô của nghệ nhân Trương Văn Phượng (Hai Phượng) nằm tại số D14/51 ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh-TPHCM rộng hơn 3.000 m2. Nơi đây có cả trăm loài hoa sứ khác nhau; trong đó có những loài mới như vệ nữ, thần tài, ái bạch, nô-en, bạch tú cầu, hồng hạc, xuân kỳ, sao mai, đại tiên quy, sao hỏa, nhất điểm hồng... Ngoài những chậu sứ đang trổ bông, cạnh vườn còn chất đầy sứ con vừa được nhân giống. Thấp thoáng giữa những chậu sứ đủ màu sắc, nghệ nhân Hai Phượng đang lui cui tưới nước, bón phân cho hoa. Gần 10 năm qua, nghệ nhân Hai Phượng đã cho ra đời những chậu sứ đẹp nhất phục vụ thị trường cả nước.

Nghệ nhân Hai Phượng bên vườn sứ

Nghệ nhân Hai Phượng cho biết: “Hiện ngoài loài sứ kiểng, tôi cũng đã dành 3.000 m2 đất trồng hơn 10 loài sứ đại mới có nguồn gốc từ Thái Lan với thân to, hoa đẹp, ít lá. Với loài sứ mới này, tôi sẽ đáp ứng nhu cầu cây xanh cho TP, đặc biệt là cho các nhà hàng, khách sạn, biệt thự...”.

Trồng hoa cũng lắm công phu

“Khi mặt trời lên cao cũng là lúc tiến hành ghép cành. Những chậu sứ được cắt gọn, chỉ chừa lại phần gốc. Lúc dòng nhựa trắng chảy ra, phải đưa những đoạn sứ giống vào ghép; sau đó trùm bao ni lông lên, cột kín lại, chuyển vào bóng mát. Sau 10 ngày, khi mầm nhú lên là có thể tháo ni lông, đưa sứ ra nắng. Sứ là loài hoa chịu hạn, nếu không biết cách chăm sóc, chúng sẽ thối rễ, dẫn đến chết cây”. Nghệ nhân Hai Phượng vừa làm vừa kể. Bằng kinh nghiệm, ông cũng đúc kết được rằng mùa nắng tỉ lệ sứ ghép thành công đạt 97%, còn mùa mưa chỉ khoảng 60%-70%. Tháng 9, 10 không nên ghép vì trời lạnh, ghép sẽ không thành công.

Muốn sứ tốt, khi trồng không được bón phân hóa học mà phải bón bằng phân rơm mục. Chậu trồng phải đục lỗ thoát nước rộng cho thoáng. “Khi củ phát triển đến đâu phải thay chậu đến đó để sứ phát triển. Cũng không nên dùng chậu quá to so với củ vì sẽ tích nước làm thối rễ. Trời nắng, hai ngày tưới sứ một lần, mùa mưa thì một tuần hoặc nửa tháng mới tưới. Từ khi cắt cành đến lúc sứ cho bông khoảng 2 tháng. Cá biệt, một vài loài, thời gian kéo dài đến 3 tháng.

Biến đất khô cằn nở hoa

Sinh ra và lớn lên tại Bình Chánh - TPHCM, Hai Phượng đến với nghề trồng sứ cũng rất tình cờ. Đó là lần ông về Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) thăm người bác tại làng hoa Tân Quy Đông. Tại đây, ông gặp rồi yêu và thành vợ chồng với con gái một nghệ nhân trồng kiểng có tiếng của làng. Đó là vào năm 1983. Từ người dân thành thị, ông trở thành người con của làng hoa truyền thống. Sau 10 năm gắn bó với nghề trồng hoa tại quê vợ, ông đã cho ra đời hàng loạt giống hoa mới, trong đó thế mạnh nhất vẫn là hoa sứ.

Năm 2002, trong một lần về thăm gia đình ở Bình Chánh, thấy đất đai ở đây khô cằn, trồng lúa cho năng suất thấp, Hai Phượng quyết định chuyển 3.000 m2 ruộng thành đất trồng hoa. Đầu tiên, ông chuyển 500 gốc sứ từ vườn hoa Tân Quy Đông lên TPHCM trồng thử nghiệm. Nhờ kinh nghiệm tích lũy trong 10 năm ở quê vợ, chỉ một năm sau, ông đã nhân giống thành công 5.000 gốc sứ. Vườn kiểng của ông ra đời, chẳng bao lâu sau đã được khách hàng khắp nơi biết đến.

Đưa sứ đi xa

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn sứ, nghệ nhân Hai Phượng tự hào khoe, trung bình mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường hơn 50.000 gốc sứ, cây con các loài. Ngoài ra, ông còn bán vài chục ký hạt giống mỗi năm. Sứ của ông đã có mặt khắp các tỉnh, thành từ TPHCM, Bình Dương đến Tây Ninh, Phú Yên...

Không chỉ thế, ông còn sưu tầm những giống mới nhất từ Thái Lan để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Với vai trò Chủ nhiệm CLB Hoa sứ xã Long Hưng, huyện Bình Chánh- TPHCM, ông thường xuyên tham gia những buổi nói chuyện chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm trồng sứ với những nông dân lẫn các nhà khoa học. Ông tâm sự: “Cũng với nghề trồng sứ, tôi đã nuôi hai con ăn học thành tài”.

Chị Võ Thị Thanh, quản lý siêu thị thương xá Tax, là khách hàng thân thiết của ông hơn 5 năm qua, cho biết: “Sứ của nghệ nhân Hai Phượng khi mua về trồng không bị rụng lá hay thối rễ. Đặc biệt, khi bán hàng, ông luôn chia sẻ kinh nghiệm trồng sứ với mọi người chứ không xem đó là bí quyết riêng của mình”.

Huỳnh Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang