• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dân điêu đứng vì bỏ mía trồng sắn

Nguồn tin: Lao Động, 14/03/2009
Ngày cập nhật: 16/3/2009

Báo cáo tình hình kinh tế mới nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Nhà máy chế biến tinh bột sắn, do khó khăn về thị trường tiêu thụ, nên tiến độ thu mua sắn nguyên liệu chậm; giá sắn nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân".

Không những không đảm đương được việc thu mua hết sắn tươi cho dân, các nhà máy còn đệ trình văn bản xin tỉnh hỗ trợ kinh phí. Điều này chưa biết người trồng sắn có được hưởng lợi không, nhưng trước mắt vẫn còn hàng trăm hécta sắn củ chưa được thu hoạch, khiến bà con điêu đứng.

Nếu như vụ sắn năm trước, giá sắn bán tại ruộng được lên tới 1,2-1,4 triệu đồng/tấn thì năm nay giá lại rớt xuống một cách thảm hại - chỉ còn 360 nghìn đồng/tấn. Theo tính toán của người dân, chưa kể đầu tư, công chăm bón..., người trồng sắn ở các huyện Như Xuân, Bá Thước, Như Thanh đã bị âm vốn nặng.

Anh Lò Văn Cượng - thôn Ngựu, xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân - cho biết: "Nhà tôi bỏ mía trồng sắn vì thấy nhiều nhà hàng xóm năm trước khá lên nhờ loại cây công nghiệp này. 8 sào ruộng mía tôi chuyển sang trồng sắn tất, nào ngờ khi thu hoạch giá rớt một cách thảm hại. Bán hết 8 sào sắn cũng chẳng đủ tiền trả nợ số vốn nhà máy đầu tư, nhà có 6 miệng ăn, chưa biết rồi đây sẽ lấy gì để duy trì cuộc sống qua thời điểm giáp hạt!".

So với cây mía, cho thấy có sự chênh lệch khủng khiếp. Nếu như năng suất cây mía đạt 60 tấn/ha thì năng suất cây sắn chỉ đạt 13-15 tấn/ha. Giá mía mua tại ruộng hiện ở mức 430 nghìn đồng/tấn, trong khi giá sắn là 370 nghìn đồng/tấn, tính sơ sơ người trồng sắn lỗ ít nhất 500 nghìn đồng/ha - với điều kiện nhà máy thu mua hết. Xã Xuân Hoà hiện có 400ha nguyên liệu sắn, còn tới hơn 100ha chưa được nhổ, khiến chính quyền địa phương "nóng ruột".

Ông Lương Văn Xuân - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hoà - phân trần: "Chúng tôi cho rằng, đây là bài học đắt giá của việc bỏ mía trồng sắn. Chúng tôi vẫn ý thức được rằng, giá mía không thể có mức cao trên 1 triệu đồng/tấn như giá sắn, nhưng trồng cây mía vẫn bền vững, năng suất cao hơn nên giá trị kinh tế mang lại cũng khá hơn. Song người dân cứ chạy theo thị trường, họ tự ý bỏ mía trồng sắn, bỏ ngoài tai chủ trương trồng mía của Đảng ủy xã đã vạch ra".

Được biết đến thời điểm này, huyện Như Xuân mới thu hoạch được 700ha trên tổng số 2.850ha sắn; người dân huyện Như Thanh mới nhổ xong 50% diện tích. Giá sắn xuống mức cực thấp khiến người dân điêu đứng. Song, điều quan trọng hơn là 2 nhà máy sắn đóng trên địa bàn huyện Như Xuân và Bá Thước cũng đang "thả nổi" việc thu mua nguyên liệu, vì nguồn tinh bột làm ra chưa bán được, bị ứ đọng.

Một cán bộ Sở NNPTNT tỏ rõ quan điểm: Người dân cần lắng nghe sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trong việc định hướng làm ăn. Phía nhà máy chế biến tinh bột sắn lúc này không thể "vô cảm", để người dân tự "bơi" trong bối cảnh này. Nhà máy phải chung lưng gánh vác chia khó với nông dân. Nhà máy có kho tích trữ tinh bột, người dân không thể cất sắn tươi trong nhà, để sắn trên đồi quá ngày sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng; nhổ lên thì bị mốc thối, không biết bán cho ai.

Rút kinh nghiệm, niên vụ 2009-2010, chính quyền xã Xuân Hòa kiên quyết chỉ đạo diện tích nằm trong vùng nguyên liệu nào thì người dân phải trồng cây đó, không để cây sắn lấn át cây mía, tránh thiệt hại lớn như năm nay.

Nói về trách nhiệm của mình, ông Lê Khắc Tuấn - TGĐ Cty CP vật tư tổng hợp nông nghiệp Thanh Hoá, đơn vị chủ quản của Nhà máy tinh bột sắn Hoá Quỳ, huyện Như Xuân - đã có một câu trả lời vô cảm khi chúng tôi hỏi, có phải vì giá sắn thấp nên người dân không muốn thu hoạch.

Theo ông Tuấn: "Cái đó tôi không biết, tôi cũng không quan tâm. Chúng tôi chế biến tinh bột và đã ký hợp đồng với người dân rồi, chúng tôi sẵn sàng mua, còn việc bán hay không thuộc về phía người dân. Khổ thì khổ chung, có riêng gì bà con đâu. Cty muốn vay ngân hàng để mua hết sắn cho dân, nhưng hiện nay còn một số vướng mắc do số nợ 36 tỉ đồng của người tiền nhiệm để lại, nên ngân hàng không cho vay tiếp" (!?).

Anh Tuấn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang