• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dự án trồng chà là ở Cà Mau: Một kết cục buồn

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 11/03/2009
Ngày cập nhật: 12/3/2009

Từ năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập Minh Hải (TT), thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Viện sinh học nhiệt đới Việt Nam trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây là ca cao, nhàu và chà là.

Sau 5 năm đã có cơ sở kết luận: Cây ca cao chỉ thích hợp với một vài nơi. Cây nhàu cho trái tốt nhưng lại không có đầu ra. Riêng cây chà là ăn trái (tên khoa học Phoenixdactylifera) thì rất khả thi. Năm 2000, Kỹ sư Đặng Trung Tấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng ngập Minh Hải chủ trì trồng thí điểm 400 cây chà là. Trong đó, 380 cây trồng ở xã Khánh An (U Minh).

Ở khu vực này có độ mặn, phèn cao, đất nghèo dinh dưỡng nên cây không phát triển. Một số cây sống nhưng không có khả năng cho quả. Trong số 20 cây trồng ở xã An Xuyên (TP Cà Mau), có 8 cây phát triển tốt, đã ra hoa từ năm 2005.

Lợi ích mười năm

Trước đó, năm 1998, Kỹ sư Phạm Hữu Liêm, khi ấy là Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ, đã mang hạt chà là từ cây mẹ ở Cần Giờ về ươm, trồng ở một số nơi nhưng không có điều kiện theo dõi chăm sóc. Nhiều cây sống nhưng bị người dân nhổ bỏ.

Chà là phát triển tốt tại vườn nhà ông Lý Văn Khai.

Năm 2004, ông cùng với Kỹ sư Đặng Trung Tấn đi tìm ở khắp các huyện và phát hiện 6 cây phát triển tốt ở một nhà dân xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi. Trong đó có 5 cây đã cho trái.

Từ vụ thu hoạch thứ hai (2005- 2006) trở đi, mỗi cây cho từ 40-50 kg trái tươi. Số cây không cho trái là cây đực (chà là có cây đực và hoa đực riêng biệt. Nếu thụ phấn nhân tạo thì trái đậu nhiều hơn). Như vậy, tỉnh Cà Mau chỉ có 14 cây nhưng rất quan trọng để theo dõi đánh giá. TT đã có cơ sở kết luận, ở độ mặn 1,5% cây phát triển tốt, ra hoa sau 4 năm trồng và cho trái sau 5-6 năm (trong khi đó ở độ mặn trên 0,5% là lúa đã chết).

Cây chà là cần nhiều nắng, thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng ở vùng Cà Mau.

Theo dõi tại nhà ông Lý Văn Khai ở xã An Xuyên, cho thấy, khi trồng ở bờ vuông nuôi tôm, cây phát triển tốt. Khi bứng về trồng ở vườn nhà, cây cũng xanh tốt.

Hoa chà là thơm ngào ngạt, có nhiều mật nên thu hút nhiều loài ong. Cây ra hoa bắt đầu từ đầu mùa khô.

Năm 2008, cây đậu nhiều trái, nếu trồng nhiều hơn sẽ phát triển được đàn ong mật. Ở dọc các bờ kinh, ruộng nuôi tôm hiện nay ở Cà Mau còn bỏ trống, nếu trồng kín diện tích này thì nguồn lợi thu từ cây chà là không nhỏ mà còn tốt cho môi trường.

Đến dự án đầy hứa hẹn

Chà là ăn trái thuộc loại cây kén đất. Trên thế giới chúng chỉ trồng được ở Ai Cập, I-ran, I-rắc, bang California (ở một vài nước khác diện tích không đáng kể). Tổng sản lượng dưới 2 triệu tấn/năm. Trái chà là khô ăn ngon, dinh dưỡng cao, chứa đường fructo người bị bệnh tiểu đường vẫn dùng được. Lượng cung hiện chỉ đáp ứng vài chục phần trăm so với nhu cầu của thế giới.

Vì vậy mà giá cả cũng rất hấp dẫn với người trồng. Theo một số tài liệu, giá thị trường thế giới hiện nay từ 3,5-5,0 USD/kg trái khô. Ở Tân Đức đã có cây cho gần 50 kg trái tươi/năm. Như vậy có thể thu lợi vài triệu đồng/cây/năm. Cây chà là có khả năng cho trái trong vòng 80 năm.

Từ những bước khảo nghiệm trên, TT báo cáo về Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, và từ năm 2005-2006 đã tiến hành lập dự án trồng 7 ha chà là ở vùng nhiễm mặn U Minh, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển (cả ở vùng ngọt, vùng chuyển đổi lúa sang tôm, đất lâm ngư trường).

Hình thức triển khai dự án là TT cung cấp giống, trợ giúp kỹ thuật, lai ghép và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, các hộ dân trực tiếp chăm sóc. Tiền đầu tư cho dự án do TT liên kết đầu tư, không dùng vốn ngân sách địa phương.

7 ha trong dự án đã được các hộ dân đăng ký nhận trồng. Số đăng ký trồng đại trà lên đến 100 ha.

TT đã phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tuyển chọn cây tốt hiện sống rải rác trong các hộ dân (Bạc Liêu hiện có 44 cây) để tuyển chọn lấy hạt nhân giống. 5 cây cho trái ở Tân Đức - Đầm Dơi đã thỏa thuận với chủ hộ đánh số, theo dõi chăm sóc và lấy hạt.

Trung tâm đã gieo hạt và theo dõi 3.000 cây con ở tại khoảng sân hẹp trước cơ quan. Khi trồng ngoài thực địa sẽ tiến hành cắt ghép với gốc chà là hoang dại địa phương để cho cây ghép có nhiều đặc tính ưu việt: sống khỏe, khả năng chống bệnh tốt và rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra trái sớm hơn.

Vì cây chà là ăn trái ở Tân Đức có cùng họ (Palmae) và cùng chi (Phonex) với cây chà là rừng mọc hoang rất nhiều ở Cà Mau, cho nên việc lai ghép hoàn toàn thực hiện được.

Hạt giống từ cây mẹ ở Tân Đức đã tỏ ra thích nghi với điều kiện ở Cà Mau hơn hẳn hạt nhập nội. Sở Khoa học - Công nghệ và Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Cà Mau cũng đánh giá cao dự án trên.

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã đầu tư 20 triệu đồng để xây dựng đề tài dây chuyền sơ chế trái chà là.

Phá sản vì… đâu?

Thế nhưng, dự án này không thể triển khai, đã ngưng lại hơn 1 năm nay. Hơn 3.000 cây giống (cao gần 40 cm) phải bán đổ, bán tháo cho một đơn vị ở TP Hồ Chí Minh.

Khi hỏi nguyên nhân vì sao thì Kỹ sư Tấn từ chối không trả lời. Anh chỉ ngậm ngùi, buồn rầu và nuối tiếc: "Đến cây giống cũng phải bán đi thì nói gì nữa".

Nếu như hai năm trước anh còn tâm huyết, say mê và hào hứng trình bày về dự án này thì nay anh không muốn nhắc đến.

Những gì mà TT làm được chưa đủ sức thuyết phục, chưa được sự ủng hộ từ các cơ quan chức năng ở Cà Mau. Vì dự án còn liên quan đến các ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn, tài nguyên, đất đai và môi trường.

Sở NN&PTNT từ trước đến nay chưa quan tâm đến cây chà là và dự án này. Thận trọng với những giống cây trồng mới là điều cần thiết.

Nhưng trong lúc người nông dân chân đất đang mò mẫm tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi mới theo hướng "đa cây, đa con" mà lại phải bỏ đi một dự án đã qua giai đoạn nghiên cứu, trồng thử nghiệm rất dài (gần 10 năm nay) thì thật đáng tiếc.

Hàng trăm hộ nông dân Cà Mau đăng ký hầu như đã mất đi cơ hội phát triển loại cây trồng mới.

Nên chăng có một hội thảo về cây chà là ở Cà Mau để làm sáng tỏ vấn đề?

PHẠM ANH HOAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang