• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người chăn nuôi lao đao

Nguồn tin: TT< 17/01/2005
Ngày cập nhật: 17/1/2005

Những ngày này tất cả những người chăn nuôi gia cầm chưa bị dịch bệnh bắt đầu kêu trời vì gia cầm và các sản phẩm gia cầm... không thể tiêu thụ được.

Gà chưa dịch bệnh vẫn xin tiêu hủy!

Trong vòng mười ngày nay, sau khi có thông tin về dịch cúm gia cầm lan rộng, thị trường gia cầm hầu như rơi vào hiện tượng “đóng băng”. Giá gà đã rớt thảm hại, hiện chỉ còn mức 4.000-5.000 đồng/kg, giảm 14.000-15.000 đồng/kg so với đầu tháng, nhưng người chăn nuôi có muốn bán cũng không tìm đâu ra người mua. Tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ, khu vực chăn nuôi gà công nghiệp lớn nhất cả nước, nhiều người chăn nuôi bắt đầu đăng ký xin... hủy gà.

Từ khi thông tin về dịch cúm gia cầm đang lan rộng, cả gia đình anh Long (Thống Nhất, Đồng Nai) ăn không ngon, ngủ không yên. Đàn gia cầm hơn 50.000 con đến tuổi xuất chuồng, trọng lượng đạt 2,2-2,8 kg/con của gia đình anh Long chẳng có mối lái nào đến ngó ngàng hay hỏi mua. Thế nhưng mỗi ngày gia đình anh vẫn phải chi 70-80 triệu đồng để mua thức ăn chăn nuôi duy trì đàn gà.

Hơn 2 tỉ đồng vốn đầu tư cho đàn gà của nhà anh Long có nguy cơ bị mất trắng. “Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, có lẽ gia đình tôi cũng buông xuôi chứ chẳng biết đào đâu ra tiền để mua thức ăn cho đàn gà...” - anh Long than thở. Đây không phải là trường hợp cá biệt, hàng trăm hộ chăn nuôi gà công nghiệp tại các tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nguy cơ phá sản, giá gà rớt thảm hại nhưng không tìm được đầu ra.

“Với tình trạng đóng băng của thị trường gia cầm, tụi tôi chỉ mong các cơ quan chức năng cho phép các hộ chăn nuôi đăng ký hủy gà và được hỗ trợ một phần để chăn nuôi lại sau dịch cúm...” - anh Ngọc, một chủ trại gà ở Bà Rịa- Vũng Tàu, gợi ý. Theo anh Ngọc, hầu hết các hộ chăn nuôi khó có đủ khả năng tài chính để duy trì đàn gà, do chi phí đầu tư cho thức ăn chăn nuôi khá lớn trong khi khả năng tiêu thụ đàn gà khá mờ mịt.

“Phải có chính sách hỗ trợ hợp lý cho tất cả những người chăn nuôi, không thể để người chăn nuôi tốt lại chịu thiệt hại nhiều hơn...”, anh Long nói. Theo anh, trong đợt dịch cúm lần này người chăn nuôi bị thiệt hại nặng hơn, do chi phí chăn nuôi hiện nay lên tới 16.000 đồng/kg, gấp đôi so với thời điểm năm 2004.

Trứng gà chất đầy nhà

Sáng sớm 15-1, nhiều người chăn nuôi ở Tiền Giang nhận được thông báo của các thương lái: “Từ hôm nay không lấy trứng gà nữa vì không bán được!”. Nghe tin dữ, anh Nguyễn Thanh Tùng ở ấp Cây Xanh, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành bị lên máu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Rất nhiều chủ trại chăn nuôi khác cũng bị sốc và bỏ chuồng trại đi tìm chủ đại lý thức ăn năn nỉ xin khất nợ.

Theo các chủ trại chăn nuôi gà đẻ lớn ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) và thị xã Tân An (Long An), trứng gà của họ không tiêu thụ được không phải vì đàn gà bị nhiễm cúm H5, mà do thị trường gia cầm và sản phẩm gia cầm ở TP.HCM bắt đầu đóng băng.

Thông tin mới nhất mà chúng tôi nắm được từ các thương lái lớn ở TP.HCM, nếu như giá trứng loại 4 (trứng gà tơ mới đẻ) ngày 15-1 là 320 đồng/trứng thì sáng 16-1 chỉ còn 100 đồng/trứng; giá trứng loại 3 (chiếm số lượng lớn ở thị trường) ngày 15-1 giá 430 đồng/trứng, nhưng sáng 16-1 chỉ còn 280 đồng/trứng… Dù giá trứng xuống thấp như vậy, nhưng chẳng có thương lái nào dũng cảm đóng hàng đưa vào thị trường TP.HCM. Sáng 16-1 một số chủ trại chăn nuôi gà đẻ cho biết bây giờ kêu thương lái địa phương tới cho kèm theo giấy kiểm dịch, họ cũng không lấy vì chi phí vận chuyển cao mà chưa chắc đem ra chợ bán được.

Trứng vịt đem cho cũng chẳng ai lấy

Đến khu phố Vĩnh Viễn, phường Vĩnh Hiệp - một phường vùng ven thị xã Rạch Giá nổi tiếng với nghề nuôi vịt đàn ở Kiên Giang, cả một khúc sông Tắc Ráng rộng lớn chạy dài hàng cây số bây giờ nước đen ngòm toàn là vịt.

Ghé vào một căn nhà kê nằm bên dòng sông Tắc Ráng, chị Lê Thị Thu, chủ nhân của đàn vịt 2.000 con và đang để trong nhà một số trứng vịt gần bằng như vậy, cho biết từ khi có dịch cúm gà tái phát, việc tiêu thụ trứng vịt sang chợ Tắc Ráng gặp khó khăn vì chủ lò vịt ngưng mua, đem cho không ai lấy. Trứng vịt thì bán không ai mua nhưng mỗi ngày gia đình phải chi ra hơn 500.000 đồng để mua thức ăn cho vịt. Vốn hết, bà con ở đây đành vay nóng vay nguội ở bên ngoài với lãi suất 4-10%/tháng để mua thức ăn cho vịt.

Điều bức xúc nhất và cũng là nguyện vọng tha thiết của bà con chăn nuôi vịt đàn hiện nay là Nhà nước nên cho phép vịt chạy đồng qua những vùng chưa có dịch bệnh để đỡ tốn chi phí và nếu được cần hỗ trợ thu mua trứng để bà con có tiền mua thức ăn duy trì đàn...

Ông Đinh Công Thận, chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang, thừa nhận giải pháp cấm không cho vịt chạy đồng để không bị bệnh chưa phải là giải pháp căn cơ. Thế nhưng, khi chúng tôi đặt vấn đề giải pháp nào để có thể vừa duy trì được đàn vịt, khống chế dịch bệnh mà đỡ tốn kém thiệt hại cho người dân thì ông Thận thừa nhận là ngành đang lúng túng chưa đề ra được giải pháp tối ưu, thả lỏng cho người dân di chuyển thì sai chủ trương mà “làm căng” thì tội bà con quá!

NHÓM PV TUỔI TRẺ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang