• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả: Gỡ vòng luẩn quẩn

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 05/03/2009
Ngày cập nhật: 6/3/2009

Để giải bài toán người dân ồ ạt trồng cây ăn quả theo phong trào dẫn tới bán đổ bán tháo sản phẩm, giá rẻ như cho, người nông dân luôn bị thua thiệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Nghiên cứu rau quả vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về cây ăn quả.

Nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt nên giảm sản lượng bằng cách phá bỏ bớt cây ăn quả dư thừa, kéo dài "tuổi thọ" cho hoa quả, đồng thời tăng cường công tác quy hoạch, chấm dứt tình trạng trồng cây ồ ạt, tự phát.

Được giá - "xé" quy hoạch

Trong vòng 10 năm qua, diện tích cây ăn quả cả nước tăng khá nhanh. Chỉ tính riêng các tỉnh, thành phía Bắc đã có khoảng 314.600ha, chiếm gần 40% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Tính trung bình mỗi năm diện tích cây ăn quả ở phía Bắc tăng 8,9%, nhiều tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn mỗi năm tăng 14,9%. Điều này làm mất cân đối về cơ cấu cây ăn quả. Mặc dù Bộ NN&PTNT và các tỉnh, thành đã nhiều lần rà soát điều chỉnh quy hoạch diện tích hoa quả, nhưng trên thực tế, tình trạng "xé" quy hoạch, trồng cây theo phong trào vẫn khá phổ biến ở nhiều địa phương. Hậu quả là người nông dân chịu thiệt thòi do ế thừa sản phẩm dẫn đến bán rẻ như cho. Có thể lấy chuyện trồng cam ở tỉnh Hà Giang làm ví dụ. Những năm trước cam được giá, nông dân tỉnh Hà Giang đua nhau mở rộng diện tích, gần đây, giá cam rẻ như bèo, nông dân không biết bán cho ai, đành dồn đống thối dưới gốc cây. Nhiều gia đình lại chặt hạ cam thay thế loại cây trồng mới. Không chỉ nông dân tỉnh Hà Giang "ngậm đắng nuốt cay" do hoa quả rớt giá mà hàng loạt tỉnh như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Ninh Bình, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An cũng bị lỗ đậm do lối làm ăn kiểu phong trào, không có quy hoạch. Nói đến sản phẩm nông nghiệp ở Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều với hơn 4 vạn héc-ta ở 6 huyện miền núi. Hằng năm, sản lượng vải thiều hàng hóa đạt 180 - 200 nghìn tấn. Tuy nhiên, người trồng vải luôn canh cánh nỗi lo mất mùa - được giá, được mùa - mất giá. Những năm gần đây ở tỉnh Bắc Giang, nhà nhà đua nhau vỡ đất trồng vải, nhưng việc phát triển không tuân theo quy hoạch đã phải trả giá. Không ít gia đình phải chặt vải để chuyển sang cây trồng khác do không có công nghệ chế biến, tiêu thu chậm. Qua thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay, vải và nhãn lại là hai loại cây ăn quả chiếm tỷ lệ cao nhất với 45%. Ở vùng Đông Bắc bộ đang có 140 nghìn héc-ta cây ăn quả thì tới 80% là cây vải.

Những năm gần đây, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng lên đáng kể. Năm 2008, cả nước đã nhập khẩu 399.200 tấn hoa quả ngoại (tương đương 107,5 triệu USD), trong khi đó mới chỉ xuất khẩu được 277.000 tấn (tương đương 98,1 triệu USD).

Giải nỗi lo "được mùa mất giá"

Gần như năm nào cũng vậy, cứ vào mùa quả chín rộ lại xảy ra chuyện nông dân "bỗng dưng muốn khóc" khi cả đống sản phẩm làm ra không bán được hoặc phải bán với giá rẻ như cho. Trao đổi với phóng viên báo Hànộimới, ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Mặc dù đã có những quy hoạch chung, trên thực tế thì tình trạng "xé" quy hoạch, trồng theo phong trào đã gây ra hậu quả nhãn tiền là sản phẩm làm ra không bán được. Ông Thông cho rằng, không có cách nào khác là phải điều chỉnh lại cơ cấu cây ăn quả, mỗi tỉnh chỉ nên lựa chọn trồng từ 1-2 loại cây chủ lực để không mắc phải rủi ro như hiện nay. Còn ông Trịnh Khắc Quang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: Hiện nay, cả nước có tới 90% sản lượng hoa quả sau khi thu hoạch phải tiêu thụ bằng hình thức bán quả tươi. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến bảo quản kém, do đó nông dân thường bán tống, bán tháo với giá rẻ hơn giá thị trường, mà còn chịu hao hụt lên tới 15 - 20% đối với vải, nhãn, chuối, xoài, dứa, chất lượng đều bị giảm sút. Một số chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, cần giúp nông dân tập huấn kỹ thuật để bảo quản hoa quả sau thu hoạch, mới có điều kiện vận chuyển đi xa tiêu thụ. Việc điều hòa mở rộng thị trường tiêu thụ còn rất khó khăn, ví dụ như hoa quả từ Bắc vào Nam chỉ để được trong vòng 3-4 ngày đối với vải, nhãn, chuối; 5-7 ngày với dứa, xoài; 15-20 ngày với cam, quýt. Thiết nghĩ, để chấm dứt điệp khúc "mất mùa - được giá, được mùa - mất giá, các cơ quan quản lý cũng như địa phương cần tăng cường công tác quy hoạch vùng trồng hợp lý và có sự định hướng đúng cho nông dân thực hiện. Đây cũng như một bài học cho các địa phương trong chuyện "xé" quy hoạch, trồng ồ ạt mà không tính đến đầu ra cho sản phẩm.

Thúy Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang