• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng sưa: Chưa giàu đã mang nợ...

Nguồn tin: Nông Nghiệp Việt Nam, 03/03/2009
Ngày cập nhật: 5/3/2009

Theo sự "tư vấn" của UBND xã, tháng 6/2008 người dân xã Bản Lang (Phong Thổ – Lai Châu) đua nhau trồng cây sưa với hi vọng đổi đời sau 10 - 15 năm khi cây cho thu hoạch. Nhưng vì không hợp thổ nhưỡng, cây sưa "đổ bệnh" chết như ngả rạ...

Bà Thùng Thị Dem - Bản Hợp 1 (Bản Lang - Phong Thổ) chăm sóc những cây gỗ Sưa còn sót lại

"Bốn liều"

Mọi chuyện bắt đầu từ sự tắc trách của cán bộ xã. Giờ đây, nhắc chuyện cây sưa, người dân địa phương thường nói đến 4 chữ "liều" của cán bộ!

Ký liều.

Ngày 14/1/2008 UBND xã Bản Lang (Phong Thổ) mà đại diện là ông Vàng Văn Tàng - Chủ tịch UBND xã và ông Lò Văn Tả - Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND đã ký hợp đồng mua 20.000 cây sưa giống với ông Lê Thanh Chương - Giám đốc TT Giống cây trồng Tân Hưng (xã Tân Châu - Khoái Châu - Hưng Yên) với giá 16 nghìn đồng/cây.

Theo ông Tàng thì việc ký hợp đồng này là thuận theo ý nguyện của bà con trong xã, bởi sau khi thống nhất ý kiến với người dân và bàn bạc, thông qua nghị quyết HĐND, UBND xã mới đăng ký mua cây giống. Nghe thì có vẻ dân chủ đúng luật, trên thực tế hợp đồng đã được ký từ 14/1/2008 nhưng một thời gian sau UBND xã mới đem việc này ra bàn, lấy ý kiến, vận động người dân mua cây giống. Và cũng phải đến cuối tháng 6/2008 khi cây giống đã xuống đất xong xuôi thì việc đưa cây gỗ sưa vào trồng mới được HĐND xã thông qua thành nghị quyết.

Làm liều.

Khi được hỏi về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sưa, ông Tàng trả lời hồn nhiên: “Phía TT Giống cây trồng chỉ nói qua là cây sưa trồng hàng cách hàng 3 mét, cây cách cây 2,5 mét chứ họ không nói cách chăm sóc cây sau khi trồng”. Còn khi được hỏi về khí hậu và chất đất có phù hợp với cây sưa không, ông Tàng nói: “Trung tâm có cử cán bộ kỹ thuật lên khảo sát, họ đi thăm qua mấy điểm rồi khẳng định cây sưa hợp với chất đất, khí hậu nơi đây. Thế thôi”.

Hơn nữa ông Tàng còn khẳng định với chúng tôi là cho đến nay, người dân vẫn chưa được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa. Nhưng khi nói về nguyên nhân dẫn đến việc cây chết hàng loạt, ông Tàng lại đổ lỗi cho dân không biết chăm sóc để trâu, bò phá.

Nói liều.

Ông Tàng nói: UBND xã thường xuyên cử cán bộ đi kiểm tra nắm tình hình cây chết. Nhưng ngay bản thân ông cũng không nắm được số cây chết toàn xã là bao nhiêu. Ông Chủ tịch chỉ cho biết sưa trong vườn nhà ông sống tới 80% nên chắc các hộ khác tỷ lệ cây sống cũng...cao như vậy. Còn theo chị Lìu Thị Thực - cán bộ nông nghiệp xã, tỷ lệ cây gỗ sưa sống chưa đầy 30%.

Điển hình như gia đình ông Tào Văn Lắm ở bản Hợp 1 trồng 500 cây nhưng đến nay chỉ còn chưa đầy 30 cây sống. Hay hộ nhà anh Vàng Văn Ngoan cũng ở bản Hợp 1 trồng 100 cây nhưng đến giờ cũng chỉ còn 10 cây sống…Như vậy, dựa vào số cây sống trong vườn nhà mình để khẳng định là tỷ lệ cây sống rất cao như ông Tàng chẳng khác nào "thầy bói sờ chân voi".

Chi liều.

Theo như hợp đồng đã ký thì số cây giống phải trả tiền là 20.000 cây. Nhưng theo thống kê khi cấp phát của chị Thực thì số cây giống được nhận từ phía TT Giống cây trồng chỉ có 19.516 cây, tức là thiếu gần 500 cây. Nếu đem nhân với giá 16 nghìn đồng/cây như trong hợp đồng thì số tiền hao hụt vào khoảng 8 triệu đồng. Đó là còn chưa tính đến hơn 200 cây bị gẫy và không có rễ phải bỏ. Tuy nhiên UBND xã đã không thông báo cho phía trung tâm cung cấp giống nên không được đền bù gì.

Theo ông Tàng thì: “Việc này xã chịu, xã sẽ bù bằng quỹ của xã”. Cũng theo ông Tàng thì việc chi bù đã được HĐND đưa vào thành nghị quyết. Lạ chưa?

Tiền mất lại mang thêm... tật

Cho đến nay, số cây sưa của người dân trồng đã chết gần hết. Nhà trồng ít thì còn đỡ nhưng nhà trồng nhiều như gia đình ông Tào Văn Lắm 500 cây, ông Vàng Văn Vửu 200 cây, bà Thùng Thị Dem 200 cây, anh Lò Văn Dơm 100 cây…đều ở bản Hợp 1 thì vừa mất tiền, mất công, lại mang nợ.

Rời bản Hợp 1 và chia tay ông Vửu, chúng tôi theo chị Thực đến bản Hợp 2. Chị Thực cho biết: “Người dân ở bản này trồng cây sưa ít hơn bản Hợp 1 nhưng tình cảnh thì không khá hơn. Nhà ông Vàng Văn Khốn trồng 30 cây giờ chỉ còn 3 cây, trong đó một cây đang bị vàng lá, sắp chết. Không chỉ riêng gì bản này đâu, ở những bản khác cũng vậy. Tôi đã đến kiểm tra rồi. Cây chết cũng phải thôi anh ạ, bởi có ai hướng dẫn họ trồng đâu…”.

Theo ý kiến của người dân thì họ không biết gì về cây sưa, chỉ thấy bảo là cây này có giá trị kinh tế cao lại dễ trồng nên xã bảo sao cũng gật. Ông Vàng Văn Vửu - Trưởng bản Hợp 1 nói: “Ban đầu tôi cho họp dân để bàn việc mua cây giống thì người dân không chịu vì cây giống đắt quá. Về sau tôi vận động, và phải nói với bà con là TT Giống cây trồng cho chịu tiền cây giống 1 năm. Hơn nữa, Chủ tịch xã bảo hộ nào không có tiền thì có thể trừ vào tiền bảo vệ rừng hàng năm nên họ mới đồng ý mua”.

Chúng tôi theo chân ông Vửu đi tìm hiểu thực tế tại những hộ trồng cây sưa. Đến nhà nào cũng nhận được câu trả lời “Cây chết hết rồi”. Bà Thùng Thị Dem chỉ tay về phía mảnh đất trồng cây gỗ sưa nói: “Nhà tôi trồng 200 cây nhưng còn có vài cây thôi”. Cũng giống như bà Dem, nhà anh Lò Văn Dơm trồng 100 cây nhưng đến nay chỉ còn 7 cây sống. Anh nói: “Coi như mình mất trắng, đã thế lại còn chưa biết lấy đâu tiền mà trả tiền cây giống…”.

Có thể nói cây sưa chết vì người dân không hiểu gì mà vẫn mua về trồng. Nhưng nói như thế chẳng lẽ những cán bộ xã tắc trách như ông Tàng, ông Tả lại không liên quan gì?

LÂM TRẦN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang