• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây đào Pháp trên đất Mường Phăng (Điện Biên Phủ)

Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ, 02/03/2009
Ngày cập nhật: 4/3/2009

Tưởng cây đào chỉ để lấy hoa chơi mỗi độ tết đến xuân về, hoặc quá lắm đến mùa bán một hai rọ quả, mua quà phố cho con. Tại xã Mường Phăng (huyện Điện Biên), 7 năm nay đang có một cây đào mới - đào Pháp, năng suất, chất lượng, hiện nay đang là một nguồn thu đáng kể, góp phần xoá đói giảm nghèo cho một số hộ nông dân.

Từ vườn đào nhà anh Tỉnh

Thật bất ngờ, giữa độ giêng hai tôi được chiêm ngưỡng vườn đào của anh Lò Văn Tỉnh (bản Khá). Hơn 1ha, 450 cây, hoa vừa tàn, lá xanh non trong nắng vàng mật o ng, hàng vạn quả bé con, ngơ ngác... Không kìm nổi lòng mình, tôi thốt lên: "Ôi! Rừng đào đẹp quá!". Anh Tỉnh nhìn tôi một lúc như thông cảm, đợi cảm xúc của tôi lắng xuống, anh bảo: "Không phải đào rừng đâu! Đào vườn, đào của nhà tôi đấy. Đúng ra là kết quả dự án của Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường kết hợp với Viện Bảo vệ Thực vật".

Có được vườn đào này, anh Tỉnh cũng như rất nhiều người dân Mường Phăng khác, phải trải qua những giai đoạn "làm gì cứ làm, no thì vui, đói thì chịu! Cố gắng cho đủ thóc ăn, còn tiền thì không có đâu!".

Năm 2001, anh Tỉnh mới đến ở bản Khá, cuộc sống của gia đình đông con có 2.000 m2 ruộng (một nửa là ruộng một vụ), năm được mùa nhất thấy 7 tạ thóc về nhà, lợn gà mấy con chậm lớn... Kinh tế gia đình im hơi lặng tiếng, chắt chiu mãi mới làm được cái nhà ngói hai gian, hai chái. Nhiều nhà coi thế là mãn nguyện lắm rồi nhưng anh Tỉnh, chị Yên (vợ anh) khao khát vươn lên, hơn nữa. Trồng cây gì? Nuôi con gì?... Anh vẫn chịu, loay hoay, loay hoay mãi... Cây mận tam hoa, nhiều nơi trồng quả ra ế ẩm, làm phân không xong, nhiều nhà ở Mường Phăng cũng đã đốn dần làm củi. Thế rồi trong khuôn khổ Dự án, cây đào Pháp về Mường Phăng, anh cũng như nhiều hộ khác những ngày đầu không khỏi băn khoăn, suy tính. Cây đào truyền thống hoa nhiều, quả ít, chủ yếu bán cành mỗi dịp tết đến xuân về, chả phải chăm sóc gì, khắc mọc, khắc lớn. Còn đào giống mới (giống Pháp ghép với gốc đào địa phương) sai quả, vị ngọt nhưng chăm sóc cầu kì, khó quá. Anh Tỉnh bảo: "Dự án, rồi xã thấy mình có đất hoang bảo làm thì làm nhưng chưa tin". Khi làm thật, đào giống mới buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình kỹ thuật: đào hố,phân bón lót 3 kg/hốc, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 4m. Rồi suốt cả giai đoạn cây bén rễ phải đảm bảo độ ẩm. Những ngày đó, anh Tỉnh phải nhờ ba, bốn người giúp. Nặng nhất là khâu tưới, không có nước máy, suối thì xa hơn cấy số, có mỗi cái ao thì tít dưới chân dốc. Không còn cách nào khác phải gánh nước từ ao lên, một tuần mới hết lượt, lại tiếp tục lượt khác, lượt mới. Tháng 2 gió Lào, nước vào đất sèo sèo... nhưng sức người, cộng ý chí, sau một tháng cây đào đã lên chồi, lá xanh non. Từ đây việc chăm sóc đã nhàn hơn nhưng đào cũng có sâu, bệnh (sâu đục thân, xoăn lá, héo ngọn...); anh Tỉnh cùng vợ con phải thường xuyên để mắt, phun thuốc chữa trị kịp thời.

Đào không phụ công người, tính từ khi trồng (tháng 2/2003) đến năm 2005, gia đình anh đã có 6 tạ quả bói đầu tiên. Và lần lượt, các năm tiếp theo (2006, 2007, 2008) sản lượng thu được là 8 tạ, 1 tấn, 1,2 tấn. Với giá thị trường 15.000đ/kg, thương lái ngoài Điện Biên vào tận vườn thu hái, trả tiền thì đây là một nguồn thu đáng kể, xoá nghèo cho gia đình anh Tỉnh. Anh Tỉnh không giấu giếm: Từ khi cây đào giống mới cho quả, gia đình đã trả hết những khoản nợ kinh niên, bắt đầu có tích luỹ.

Đến sự thay đổi cách làm, nếp nghĩ

Anh Lò Văn Lả (phụ trách khuyến nông, khuyến lâm, phó ban điều hành các dự án trong xã) cho biết: Từ năm 2000 đến nay, ý thức, nếp nghĩ chăn nuôi, trồng trọt của bà con trong xã đã chuyển biến nhiều. Những năm 90 trở về trước, lúa trồng chay là chủ yếu; lợn gà, cá ao được chăng hay chớ rất ít hộ làm hiệu quả nhưng bảy, tám năm trở lại đây điều đó đã khác. Xã được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt các dự án mang tính chiều sâu - chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân (tiêu biểu là dự án của Trung tâm Phát triển cộng đồng; Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường kết hợp với Viện Bảo vệ Thực vật) đã góp phần thúc đẩy kinh tế trong xã đi lên.

Đơn cử như việc trồng lúa, trước kia năng suất trung bình 25 - 30 tạ/ha nay lên 40 - 45 tạ/ha. Sự tăng năng suất ấy là do bà con đã biết, có ý thức chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật. Lúa được bón lót, bón thúc đúng, đủ các lần; được làm phân vi sinh từ những phế thải nông nghiệp như rơm rạ, thân đậu, đỗ, phân trâu, bò... (năm 2008, 160 hộ ở hầu khắp các bản đã được chuyển giao kỹ thuật). Ao cá, trước kia hầu hết các gia đình đã có, nay nhờ bà con biết kỹ thuật nên mặc dù vẫn nhiều giống cũ như trắm, mè, trôi, rô phi vằn... nhiều hộ đã có nguồn thu từ 8 đến 10 triệu đồng.

Từ năm 2002 cây đào Pháp được đưa về Mường Phăng. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ở đây có thể nói hợp với cây đào cao sản này. Cộng với ý thức người dân tin tưởng, làm theo cán bộ nên lứa đào đầu tiên đã vào vụ thu hoạch thứ ba. Nó góp phần tăng thu nhập đáng kể cho một số hộ dân ở các bản, tiêu biểu như Cà Văn Xuân, Lò Văn Đáo (bản Tân Bình), Lò Văn Tỉnh (bản Khá)... Tuy nhiên số hộ trồng vẫn còn ít -12 hộ ở các bản: Tân Bình, Khá, Bánh, Cang, Co Líu, Bó, Nghịu, Xôm, Che Căn... diện tích cộng vào chưa đến chục ha. Trong khi đó quĩ đất, lao động ở Mường Phăng còn dồi dào.

Được biết dự án ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh còn cấp giống cây, phân bón trong hai năm đầu. Hiện nay thời gian thực hiện dự án đã hết, nghĩa là người dân sau khi có những tiền đề tạo đà sẽ phải tự lập đi lên với kỹ thuật cây con mới. Họ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, anh Lò Văn Tỉnh (bản Khá) đang rất băn khoăn về sâu đục thân hại đào. Hiện bệnh này đang bắt đầu thấy ở một vài cây, có nguy cơ lan ra cả vườn, thuốc chữa trị chỉ giảm chứ không triệt hết được. Một cái khó nữa là mở rộng diện tích đào, khi hết thời gian dự án giống cây người dân phải tự túc hoàn toàn, phải biết ghép mắt, cành mới chủ động được. Dân bản học hành ít, dù có thời gian theo Dự án, được tập huấn kỹ thuật nhưng cái sự... quên là rất nhanh. Bản Khá có 34 hộ, còn gần 30% đói nghèo, cái khó bó cái khôn, nhiều người còn dè dặt trước cây con, kỹ thuật mới. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người thấy tấm gương trồng đào Pháp, lợi ích cụ thể đang mong đổi đời từ cây mới này. Anh Cà Văn Mọc (hàng xóm của anh Tỉnh) có 3 ha đất vẫn trồng sắn, lúa nương, hiện đang rất muốn có một vườn đào nhưng cũng ngặt vì không có giống.

Khi quay trở về Trường THCS Mường Phăng, bày tỏ điều này tôi thực sự bất ngờ. Cô Hoàng Thị Thương, giáo viên môn Sinh - Hóa, cho biết: Bản thân mình cũng như nhiều giáo viên dạy Sinh vật, có thể làm được đào giống đảm bảo yêu cầu với giá thành trên dưới 10.000đ/cây. Nếu có thể, phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông Điện Biên kết hợp với đội ngũ giáo viên có chuyên môn tại xã để giúp nông dân tiếp nhận, làm chủ khoa học kỹ thuật, góp phần mở rộng diện tích đào Pháp, phát triển bền vững cộng đồng.

Nguyễn Anh Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang