• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một vụ mùa bội thu ở đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn tin: Nhân Dân, 03/03/2009
Ngày cập nhật: 3/3/2009

Vụ lúa đông xuân (2008-2009) này, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đã xuống giống hơn 1,550 triệu ha. Ðến nay, nông dân các tỉnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, hứa hẹn một mùa vàng bội thu: Vừa trúng mùa, trúng giá, lại dễ tiêu thụ.

Trúng mùa - trúng giá

Hiện nay, toàn vùng đã thu hoạch được hơn 300 nghìn ha lúa đông xuân, tập trung trên diện rộng thuộc các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long... Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long sau khi đi khảo sát các tỉnh cho biết "Trà lúa đông - xuân ở ÐBSCL năm nay trúng mùa. Dự báo năng suất bình quân ước đạt 6,2 tấn/ha, sản lượng vụ đông - xuân toàn vùng 9-10 triệu tấn". Trưởng Phòng nghiệp vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Võ Văn Quốc, cho biết, toàn tỉnh đã thu hoạch 25 nghìn ha trên tổng số 67 nghìn ha xuống giống. Mặc dù đầu vụ thời tiết không thuận lợi, một số diện tích bị chết giống, sâu rầy có gây thiệt hại cục bộ nhưng năng suất bình quân vẫn đạt 6,3 tấn/ha. Cá biệt, một số trà lúa ở vùng bắc quốc lộ 1A của huyện Bình Minh, Bình Tân năng suất đạt đến 7 tấn/ha. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang,... cũng khẳng định năng suất lúa vượt ngưỡng 6 tấn/ha.

Ðiều đáng mừng là giá lúa năm nay khá cao và dễ tiêu thụ. Ở Vĩnh Long, thương lái đến mua tận ruộng, tự vận chuyển xuống ghe với giá từ 4.100 đồng đến 4.600 đồng/kg tùy theo phẩm cấp lúa. Thạc sĩ Võ Văn Theo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân phấn khởi: Giá lúa hiện nay đã là 84 nghìn đồng/giạ (20 kg). Giá gạo làm nguyên liệu cho gạo 5% tấm xuất khẩu ở ÐBSCL đã tăng lên 5.400 - 5.500 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Vĩnh Long, Cần Thơ cho biết, hiện họ có nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo thông qua Tổng công ty Lương thực miền nam và doanh nghiệp trực tiếp ký với khách hàng. Cho nên trong năm 2009 rất khó xảy ra khả năng thừa lúa gạo trong dân như năm 2008. Hiện giá gạo xuất khẩu do Việt Nam đưa ra khá cao, từ 390 đến 420 USD/tấn. Giá gạo tấm cũng tăng mạnh từ 4.400 đồng/kg lên 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp cần gạo tấm để làm nguyên liệu cho lô hàng xuất khẩu gạo 25% tấm sang Phi-li-pin.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì lúa ngon, lúa chất lượng cao vẫn có giá bán cao hơn vì vừa có thể xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa. Các loại giống OM 6073; OM 5451; OM 6162; OM 4900 luôn được tiêu thụ mạnh với giá trên dưới 4.500 đồng/kg; giống ST5 tại Sóc Trăng 4.850 đồng/kg; các loại lúa thơm 5.500 - 5.700 đồng/kg. Lúa Tài Nguyên trồng nhiều ở Bạc Liêu, Sóc Trăng được thu mua tại ruộng là 6.000 đồng/kg (lúa ướt) và lúa khô 7.000 đồng/kg. Một thông tin khác nữa là ngay từ vụ lúa đông xuân này, gạo Tứ Quý từ 500 ha lúa của hợp tác xã Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang) chính thức đạt tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGAP), được cấp giấy thông hành đến tất cả các thị trường trên thế giới. Thuận lợi nữa là Hiệp hội Lương thực điều tiết nhịp độ giao hàng khá tốt và mức hỗ trợ lãi suất 4% của ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thu mua lúa, chủ động tạm trữ, hy vọng sẽ không có chuyện lúa tồn đọng, rớt giá.

Chi phí sản xuất giảm, nông dân phấn khởi

Theo tính toán của ngành nông nghiệp các địa phương, giá vật tư nông nghiệp vụ đông xuân này giảm, giá thành sản xuất còn khoảng trên dưới 2.000 đồng/kg, thấp hơn gần 1.000 đồng so với vụ đông-xuân trước. Nguyên nhân do giá xăng, dầu giảm, giá phân bón, thuốc trừ sâu bình quân ở mức thấp. Với mức giá này, nhiều nông dân có thể đạt lợi nhuận 40 - 50% nếu giá lúa duy trì như hiện nay.

Một tín hiệu vui nữa là ngày càng có nhiều nông dân đầu tư cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Ðể nhanh chóng tăng cường số lượng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa, thời gian qua, nhiều địa phương ở ÐBSCL đã thực hiện không ít chương trình hỗ trợ nông dân mua sắm máy như: tỉnh Ðồng Tháp đầu tư 10 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất trong hai năm cho các nông dân mua sắm máy gặt đập liên hợp; tỉnh Tiền Giang cho các tập thể vay đến 50% giá trị máy với lãi suất ưu đãi; TP Cần Thơ hỗ trợ 100% phần lãi suất vay trong ba năm với số tiền gần 5 tỷ đồng cho nông dân mua sắm 200 máy; tỉnh Kiên Giang cũng hỗ trợ lãi suất và vốn cho nông dân mua 200 máy; tỉnh Long An có khoảng hơn 100 máy gặt đập liên hợp lớn nhỏ và hơn 1.000 máy gặt lúa xếp dãy... Nhờ vậy, hai năm gần đây, số máy gặt đập liên hợp đã tăng lên con số hơn 1.000 máy và hàng nghìn máy gặt xếp dãy. Chỉ riêng huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã có 15 máy gặt đập liên hợp, chưa kể máy của các địa phương khác đến và hàng chục máy gặt xếp dãy tham gia thu hoạch trong vụ đông xuân này; huyện Vũng Liêm số máy gặt đáp ứng hơn 30% diện tích lúa trên địa bàn.

Dù số lượng máy chưa nhiều, tỷ lệ diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới chưa cao, nhưng áp lực thiếu nhân công thu hoạch đã giảm đáng kể. Ông Trương Tấn Ðược, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mang Thít cho biết tình trạng nhân công "làm mình làm mẩy", đòi giá cao phần nào đã được giải tỏa. Mặt khác, theo tính toán, một máy gặt đập liên hợp có thể thu hoạch từ 3 đến 5 ha/ngày, tương đương 100 lao động thủ công; còn máy gặt xếp dãy có công suất thu hoạch 1,5 ha/ngày. Nếu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, giá công thu hoạch chỉ khoảng 1,4 triệu đồng/ha, thấp hơn thu hoạch thủ công từ 500 nghìn đến 600 nghìn đồng/ha và giảm 12% tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch lúa. Như vậy, chỉ tính riêng trong vụ đông xuân 2008-2009, với số máy hiện có, đã tiết kiệm chi phí thu hoạch được cả trăm tỷ đồng và tất nhiên lãi nhiều hơn, nông dân phấn khởi hơn.

NGUYỄN SAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang