• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quả ngoại làm hại quả nội

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 02/03/2009
Ngày cập nhật: 3/3/2009

Trong khi hoa quả Việt Nam xuất ra nước ngoài không được bao nhiêu thì hoa quả ngoại đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, kéo theo là những lo ngại về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh.

“Nhập siêu” hoa quả

Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), cứ nửa đêm là hàng trăm xe chở hoa quả từ khắp nơi ùn ùn kéo về. Các chủ đại lý ở đây cho biết, hoa quả trong chợ được nhập về từ hai nguồn: Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai.

Từ chợ Long Biên, hoa quả không chỉ được “rải” ra khắp thị trường phía Bắc mà còn vào tận trong Nam. Ngược lại, mỗi đêm cũng có hàng trăm xe tải hoa quả từ miền Nam ra chợ Long Biên. Trong đó, có tới 60%-70% là hoa quả của Thái Lan được nhập vào TPHCM rồi vận chuyển ngược ra Bắc.

Theo ông Phan Huy Thông - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) - thì trong những năm gần đây, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng lên đáng kể do tự do hóa thương mại, hàng rào thuế quan giảm. Trong năm 2008, cả nước đã nhập khẩu gần 400.000 tấn hoa quả ngoại, với kim ngạch nhập khẩu lên tới 107,5 triệu USD.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hoa quả đã tăng lên liên tục trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm là 320.000 tấn. Tuy nhiên, số lượng thực còn lớn hơn nhiều do lượng hoa quả nhập tiểu ngạch, nhập lậu mà các cơ quan chức năng chưa thống kê đầy đủ. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hoa quả trong năm 2008 chỉ có 277.000 tấn.

Ông Phan Huy Thông cho biết, hiện nay các loại hoa quả mà chúng ta đang nhập nhiều là táo, lê, quýt và đào của Trung Quốc; sầu riêng, xoài, măng cụt và vú sữa của Thái Lan; nho, táo của Mỹ và New Zealand. Không chỉ các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM mà ngay cả ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi được coi là vựa trái cây của Việt Nam, cũng bị các loại xoài Thái, nho, táo Mỹ, cam, quýt Trung Quốc xâm chiếm thị trường.

Theo Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong khoảng 500 tấn trái cây nhập về chợ hằng ngày ở TPHCM thì có tới 300 tấn là trái cây nhập khẩu, trong đó 90% là trái cây nhập từ Trung Quốc.

Giải thích nguyên nhân làm trái cây Việt Nam bị lép vế trên thị trường, ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối - cho rằng, có nhiều nguyên nhân như việc bảo quản, kéo dài mùa vụ của hoa quả còn khó khăn, chi phí trồng và vận chuyển quá lớn, trong đó có nguyên nhân do tính thương phẩm của hoa quả nội chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Rau quả và nông sản Việt Nam - cũng thừa nhận: “Trong khi chúng ta còn loay hoay tìm cách tiêu thụ vải thiều cho bà con thì Trung Quốc đã lai tạo được loại vải thiều không hạt. Sự thua kém về chất lượng là một trong những nguyên nhân mà hoa quả của Việt Nam khó cạnh tranh được với hoa quả ngoại”.

Chất lượng đáng ngờ

Hiện nay, hoa quả nhập khẩu từ các nước như Mỹ, New Zealand, Thái Lan có thể tạm yên tâm, song hoa quả được nhập từ Trung Quốc, đặc biệt là hoa quả Trung Quốc nhập lậu thì rất đáng lo về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Trong khi đó, việc kiểm dịch hoa quả lại chưa được thực hiện đúng mức. Chẳng hạn như ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) mỗi ngày có hàng chục tấn hoa quả Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam nhưng theo lời bà Nguyễn Thị Hà - Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch thực vật Tân Thanh - thì việc kiểm dịch chủ yếu bằng cảm tính, chỉ khi phát hiện có những dấu hiệu “bất thường” mới tổ chức lấy mẫu để “test” xem có chất gây độc hại hay không?

Thông thường mẫu được gửi về tận Hà Nội để “quét” nhưng cho đến nay, Việt Nam mới có khả năng “quét” và nhận biết được khoảng 60 loại chất bảo quản. Bởi vậy, nếu hoa quả được ngâm tẩm bởi một “chất lạ” nằm ngoài danh mục 60 loại chất bảo quản đã được nhận biết kể trên thì hệ thống “test” cũng không thể “đọc” ra được.

Mặt khác, ở cửa khẩu Tân Thanh hiện nay, theo quy định thì người dân có thể được mang lượng hàng hóa trị giá dưới 2 triệu đồng qua biên giới mà không cần phải nộp thuế cũng như kiểm định chất lượng. Do đó, các chủ buôn hoa quả đã thuê người dân hằng ngày sang Trung Quốc “cõng” từng thùng lẻ hoa quả về sau đó thu gom lại chở về xuôi. Trong một hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn - khẳng định, việc hoa quả ngoại sử dụng chất bảo quản là có thật nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn. Ông Sơn dự báo, do khủng hoảng nên trong năm 2009, các loại nông sản Trung Quốc trong đó có hoa quả sẽ tràn vào Việt Nam ồ ạt hơn.

Đề cập đến vấn đề này, ông Phan Huy Thông cho rằng, Việt Nam đã gia nhập WTO nên không thể ngăn chặn hoa quả ngoại tràn vào bằng chính sách thuế mà chúng ta chỉ có một giải pháp là các cơ quan chức năng phải sớm hoàn thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng đối với hoa quả như một hàng rào kỹ thuật, để hoa quả vào Việt Nam cũng đảm bảo như hoa quả của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó là không ngừng nâng cao chất lượng hoa quả trong nước.

Ở Hà Nội, rất khó để tìm được quýt hồng Lai Vung. Thậm chí còn không có cả cam, quýt Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái… vì không có đường vận chuyển về xuôi, về được thì giá đội lên quá đắt, không “chọi” nổi hàng Trung Quốc. Trong khi đó táo, lê, cam, quýt Trung Quốc ở chợ Long Biên được các chủ quầy mượn danh là của Hà Giang, Tuyên Quang để bán. Ngược lại, nhiều loại hoa quả ngoại lại đắt hơn hoa quả nội 2-5 lần như sầu riêng, xoài của Thái Lan, nho Mỹ nhưng người dân vẫn thích mua.

VĂN PHÚC HẬU (12G)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang