• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau rớt giá, nông dân khốn đốn

Nguồn tin: Người Lao Động, 25/02/2009
Ngày cập nhật: 25/2/2009

Thời gian gần đây, người trồng rau ở nhiều nơi đang rơi vào cảnh thua lỗ bởi giá rau rẻ như cho mà bán cũng chẳng ai mua. Nông dân chỉ biết nhìn ruộng rau ngày một khô héo nhưng chẳng dám thu hoạch

Sau đợt mưa lũ lịch sử vào đầu tháng 11-2008, cả vùng rau xung quanh Hà Nội tan nát, bầm dập. Nông dân các xã Tây Tựu, Liên Mạc (Từ Liêm); Đông Du, Đặng Xá (Gia Lâm); Vân Nội (Đông Anh)... đổ xô khôi phục ruộng rau. Song, khi đến vụ thu hoạch thì rau bán chẳng ai mua, giá xuống đến mức kỷ lục trong nhiều năm nay.

Rẻ như cho

Bà Chu Trần Trang, một người trồng rau ở xã Tây Tựu, than thở: “Chẳng khi nào như lúc này, các loại rau cải, rau thơm cứ ngày càng rớt giá thảm hại. Cải xanh chỉ còn 400 đồng - 500 đồng/kg; 1.000 đồng mua được 6 quả su hào, trong khi giá giống một gốc rau này đã 200 đồng”. Anh Nguyễn Chí Quân, nông dân xã Liên Mạc, cho biết giá rau năm nay rẻ hơn 7-8 lần so với các năm trước. Giọng anh chua chát: “Tôi đem một gánh rau vào chợ đầu mối bán không đủ trả tiền vé vào chợ, vé trông xe và tiền xăng”.

Tại các chợ rau đầu mối ở Hà Nội như Long Biên, Ngã Tư Sở..., xe máy, xe đạp chở rau đến chất đống mà chẳng ai hỏi mua. Những người trồng rau thẫn thờ vì bao công sức, tiền của coi như đổ sông, đổ biển. Hiện nhiều hécta rau xanh xung quanh Hà Nội đã đến thời điểm thu hoạch nhưng nông dân không dám hái mang vào chợ bán. Mỗi xã nêu trên có cả chục hécta rau và hàng trăm hộ nông dân sống bằng nghề này, song hiện chỉ biết nhìn ruộng rau ngày một khô héo.

Các nông dân trồng rau ở Hà Nội đang điêu đứng không biết phải thu hoạch đem bán đổ, bán tháo gỡ gạc chút đỉnh vốn hay phá bỏ vườn rau để trồng cây khác. Ảnh: T.DŨNG

Trong khi đó, nhiều hộ nông dân ở Đà Lạt cũng phải bán đổ, bán tháo rau. Rau xà lách trồng trong nhà kiếng hiện chỉ còn 1.000 đồng/kg (tại vườn), cải thảo còn 1.000 đồng/gốc - giảm 6-7 lần, song bán cũng không có người mua. Giá bắp sú, củ dền, cần tây, su su... cũng đều giảm mạnh. Tương tự, các hộ nông dân ở Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) cũng đang rơi vào tình thế khó khăn do rau tới ngày thu hoạch nhưng không tiêu thụ được vì giá rớt thảm hại.

Theo các chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở TPHCM như Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền, sức tiêu thụ các mặt hàng rau củ gần đây giảm đáng kể, trong khi nguồn hàng từ các địa phương về lại tăng mạnh, dẫn đến giá giảm liên tục. Hầu hết các loại rau củ giảm 3.000 đồng- 5.000 đồng, thậm chí có loại giảm trên 10.000 đồng/kg so với đầu tháng.

Phá bỏ ruộng rau

Anh Nguyễn Chí Quân bộc bạch: “Tình hình thế này, chúng tôi không thu nổi tiền vốn giống, chưa nói đến tiền phân thuốc, công chăm bón”. Cũng như hàng trăm hộ nông dân khác, anh Quân đã phải phá bỏ 5 sào su hào vì chẳng thể bán cho ai. “Do nhà tôi ít người nên còn phải thuê người đến phá ruộng, thêm tốn tiền” - anh Quân than thở. Bà Chu Trần Trang cũng phải phá bỏ 5 sào su hào, cải, rau thơm. Bà Trang cho biết nhiều hộ nông dân còn phải mua thuốc diệt cỏ về để diệt rau lấy đất trồng cây khác. Gia đình bà Trang phải phá bỏ ruộng rau để trồng hoa cúc nhưng vẫn canh cánh trong lòng lo lắng hoa lại ế thì chỉ có nước vỡ nợ. Đợt lũ lụt cuối năm 2008, gia đình bà đã mất trên nửa tỉ đồng tiền trồng hoa, giờ thiếu vốn mà ngân hàng chẳng cho vay nên khó khăn lại thêm chồng chất.

Nhiều hộ nông dân ở Đà Lạt cũng đã phải phá bỏ ruộng rau vì giá bán không đủ trả tiền nhân công chăm sóc. Ở TPHCM, các hộ trồng rau tại Củ Chi, Hóc Môn hiện phải tạm ngưng sản xuất hoặc chỉ làm cầm chừng do giá bán rau không đủ bù đắp chi phí.

Nguồn cung dư thừa

Theo nhận định của giới chuyên môn, do nhiều vùng trồng rau trước đây bị mưa bão gây thiệt hại nặng nề, nay đã phục hồi trở lại nên nguồn cung trở nên dư thừa. Theo bà Chu Trần Trang, nông dân ở xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội, do sau đợt mưa lũ Hà Nội thiếu rau xanh, TP đã cấp hạt giống nhiều, dẫn đến nông dân trồng rau rộ lên khắp nơi; các vùng không có truyền thống trồng rau cũng lao vào làm nên cung ngày càng vượt cầu.

Mặt khác, tình hình khủng hoảng tài chính cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức tiêu thụ hàng hóa nói chung, trong đó có cả mặt hàng rau củ. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Nông sản Thực phẩm Thủ Đức - TPHCM, cho biết giá rau củ giảm chủ yếu do sức tiêu thụ giảm. Nguồn rau củ về chợ thời gian qua tăng nhưng do sức tiêu thụ giảm từ 15%-20% nên thương lái đã phải điều chỉnh lượng hàng giảm theo. Hiện nay, các loại rau củ về chợ khoảng 3.000 tấn/ngày nhưng không thể tiêu thụ hết. Hàng ứ đọng nhiều, trong đó có các loại không thể trữ qua ngày được nên nhiều chủ vựa phải chở đi tặng hàng chục tấn/ngày.

Thế Dũng - Nguyễn Hải

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang