• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây lục bình " làm kinh tế"

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 25/02/2009
Ngày cập nhật: 25/2/2009

Lần này, cây lục bình trở lại Đầm Dơi không phải mọc hoang theo dòng nước ngọt của thời làm nông hoàng kim xưa kia, mà trở lại với một vai trò khác: cây lục bình "làm kinh tế". Nghề đan đát hàng thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình chỉ mới xuất hiện trên địa bàn huyện Đầm Dơi chưa đầy 3 tháng, nhưng đã giành được một chỗ đứng trong những "cây xóa đói, giảm nghèo".

Sản phẩm này được Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Mỹ ở Kiên Giang bao tiêu toàn bộ. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được đan chủ yếu là: giỏ, dĩa loại lớn, rổ, hộp…

Doanh nghiệp trực tiếp đến giao nguyên liệu và thu mua thành phẩm. Các sản phẩm được doanh nghiệp gia công thêm và xuất đi các thị trường lớn.

Chị em phụ nữ địa phương tạo nên sản phẩm chủ yếu là lấy công làm lời. Trước đây, để thực hiện việc đan đát này, Hội phụ nữ huyện Đầm Dơi đã phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh dạy nghề miễn phí cho các chị. Hơn 20 ngày được đào tạo, các chị đã có thể tự tay làm nên sản phẩm, về địa phương tiếp tục truyền nghề. Đến nay, toàn huyện có 5 điểm dạy nghề và hơn 220 lao động tham gia mô hình này.

Chị Huỳnh Hồng Ri, Tổ trưởng Tổ đan đát ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, cho biết, khi học được nghề đan đát hàng thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình, chị em rất phấn khởi, vì có thêm một nghề tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.

Hầu hết các chị em tham gia cho biết, nghề đan đát học dễ lại nhẹ nhàng và việc truyền nghề rất nhanh. Một người biết nghề có thể dạy lại cho chồng, con.

Thế nên, không riêng gì phụ nữ, đàn ông cũng tham gia đan đát. Mỗi người nhận nguyên liệu về nhà, lúc rảnh rỗi mang ra làm. Làm trong lúc xem ti-vi, trông con hay chuyện trò với nhau sau 1 ngày lao động mệt nhọc. Mỗi ngày một lao động có thể làm được từ 3 đến 4 sản phẩm. Từ khi biết thêm nghề đan đát, bữa cơm gia đình chị Bùi Thanh Thắm ở ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, cũng trở nên tươm tất. Do không có đất sản xuất, lại phải nuôi hai con nhỏ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ban ngày đi đục hào để bán, ban đêm thì đan đát kiếm thêm thu nhập, nuôi con ăn học.

Hiện nay, giá gia công các sản phẩm này chưa cao. Trong khi đó, nhiều sản phẩm phải làm rất công phu. Chị Nguyễn Kim Kết, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đầm Dơi, cho biết, thời gian tới, Hội phụ nữ sẽ gặp gỡ với Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Mỹ để đàm phán lại về giá gia công các mặt hàng này.

Nghề đan đát hàng thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình ở huyện Đầm Dơi cũng giống như nghề đan cần xé ở huyện U Minh, hay đan mê bồ ở huyện Thới Bình. Tuy mới hình thành, nhưng với những định hướng cụ thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình ở huyện Đầm Dơi hình thành một loại hình sản xuất - dịch vụ mới, góp phần giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn, nâng cao chất lượng cuộc sống./.

NHƯ MẪN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang