• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình mới ở xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri: Trồng hoa màu trong mùa khô

Nguồn tin: Truyền hình Bến Tre, 24/02/2009
Ngày cập nhật: 25/2/2009

Để thoát nghèo, làm giàu, nhiều nông dân đã nỗ lực vượt qua khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết sau đây chuyển đến bạn đọc chuyện thoát nghèo, làm giàu của những nông dân sản xuất giỏi ở xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri với mô hình trồng hoa màu trong mùa khô.

Sáng kiến của ông Nguyễn Văn Bền ở ấp An Quý, xã An Hòa Tây, đã trở thành kinh nghiệm và là chuyện thời sự của nông dân tại các vùng đất vừa được ngọt hóa phía nam tỉnh lộ 885 thuộc huyện Ba Tri và Giồng Trôm sau khi hệ thống đê bao ngăn mặn ven sông Hàm Luông hoàn thành và phát huy hiệu quả.

Từ vụ đông xuân 2006 – 2007, sau khi thu hoạch xong vụ lúa mùa, thay vì bỏ đồng không, chờ mưa xuống tiếp tục làm đất cấy sạ lúa hè thu thì ông Nguyễn Văn Bền đã mạnh dạn cày xáo mặt ruộng, lên liếp trồng các loại hoa màu, đặc biệt là cây khổ qua và ớt lai. Để hạn chế cỏ dại và mầm bệnh còn lưu trữ trong đất, ông Bền đã bón vôi và phơi đất từ 7 đến 10 ngày trước khi xuống giống.

Nhờ chọn được giống tốt cộng với bón phân đầy đủ và chăm sóc kỹ lưỡng nên cây màu sinh trưởng nhanh. Để tiết kiệm được nước tưới trong mùa khô, ông Bền đã nảy sinh sáng kiến trồng các loại cây tầng thấp như ngò rí, rau cần tàu, vừa lấy ngắn nuôi dài, vừa tận dụng nguồn nước, phân bón và công chăm sóc, đồng thời có tác dụng che chắn, giữ ẩm cho cây trồng chính. Do canh tác hoa màu trong vụ nghịch, ít người làm được nên giá bán cao gấp 6 – 7 lần so với vụ thuận, lại không sợ cảnh đụng hàng, dội chợ.

Ông Bền nhớ lại, lúc mới khởi sự, nhiều người biết được cho rằng, cách làm của ông không giống ai, chỉ thêm nghèo khổ mà thôi. Bản thân ông không buồn mà quyết tâm thực hiện thành công.

Chính cách làm không giống ai này đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình. Với 3 công đất ruộng, trước kia trồng lúa mỗi năm 2 vụ, thu nhập tối đa khoảng 3,5 triệu đồng. Từ khi chuyển sang trồng hoa màu, khoản thu nhập tăng lên 120 triệu đồng. Trồng hoa màu thời gian chiếm đất ngắn nên vừa cắt sâu rầy cho cây lúa ở vụ sau lại có điều kiện cải tạo, tăng thêm độ phì, hạn chế nguồn sâu bệnh cho đất. Hiệu quả từ mô hình thâm canh hoa màu thay cho cây lúa ở vụ hè thu và đông xuân của ông Nguyễn Văn Bền đã được các vị lãnh đạo cao nhất huyện Ba Tri và nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học tập và làm theo.

Cũng tại ấp An Quý, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, ông Lê Văn Dũng được coi là người làm giàu nhanh chóng từ cây bí đao chanh. Sau Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, nhiều khu vực ven sông Hàm Luông thuộc huyện Ba Tri và Giồng Trôm, đất đai đã trở nên khô cằn, cây cỏ bị còi cọc, thậm chí chết khô thì sau nhà ông Dũng, màu xanh thẫm của rẫy bí đao chanh càng ấn tượng hơn dưới cái nắng chói chang.

Ông Dũng được coi là nông dân duy nhất đưa cây bí đao chanh về trồng trên vùng đất nhiễm mặn thuộc ấp An Quý, xã An Hòa Tây. Bí quyết của ông là, muốn thành công thì không nên bảo thủ. Phải thức thời, chạy theo giống mới thì mới có thể làm giàu được.

Trước đây, ông Dũng cũng từng trồng hoa màu nhưng luôn chịu cảnh đụng hàng, rớt giá nên thu nhập không được bao nhiêu. Từ vụ đông xuân 2006 – 2007, ông Dũng chuyển sang trồng giống bí đao chanh và trở nên giàu có.

Từ lâu, các xã An Hòa Tây, Tân Thủy, Vĩnh Hòa và Vĩnh An nổi tiếng là những vùng đất trồng màu chất lượng cao của huyện Ba Tri. Tuy nhiên, mô hình thâm canh hoa màu dưới chân ruộng trong mùa khô của ông Bền và ông Dũng ở ấp An Quý, xã An Hòa Tây được coi là còn khá mới mẻ. Từ mô hình này, vụ đông xuân 2008 – 2009, nhiều nông dân trong khu vực ngọt hóa ven sông Hàm Luông thuộc huyện Ba Tri và giồng Trôm đã mạnh dạn cày đất, thâm canh hoa màu nên có thu nhập khá cao. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, để làm giàu trên đất nông nghiệp thật khó và càng khó gấp bội khi điều kiện thiên nhiên không ưu đãi như ở những vùng đất vừa được ngọt hóa, vào mùa khô, nước sinh hoạt cũng rất thiếu thốn thì mô hình thâm canh hoa màu mang lại thu nhập cao của ông Bền và ông Dũng đáng để nông dân trong vùng đến tham qua, học tập.

Tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri nói riêng còn rất nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, thể hiện sự tháo vát, cần cù, sáng tạo của nông dân trong xu thế hội nhập. Mỗi người có một cách làm nhưng họ đều có chung một tính cách, một khát vọng đó là: không ngại khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Lê Phết

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang