• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bán một tạ rau, mua được 3 bát phở

Nguồn tin: Lao Động, 24/02/2009
Ngày cập nhật: 24/2/2009

Sau đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 10.2008 vừa qua, các loại cây như: Hoa hồng, bưởi, đào... đã chết gần hết, phải nhường đất lại cho cây rau phát triển.

Không phụ lại lòng người cùng sự ủng hộ của thời tiết, các hộ nông dân được mùa rau, nhưng họ đã và đang khóc dở, mếu dở. Dân làng Diễn thuộc xã Phú Diễn (huyện Từ Liêm) - người làm nghề trồng rau đều có chung nỗi niềm: Rau ế, rau rẻ quá, biết bán cho ai...

Ở làng Diễn, các nhà nông cho hay, bán một tạ rau may ra mới mua được 3 bát phở, cả sào rau kiếm được chục bát phở đấy. Nhiều người mất công hái từ sáng đến chiều, rồi tờ mờ sáng hôm sau cồng kềnh, rồng rắn vận chuyển rau đi ra chợ đầu mối bán như cho, ấy vậy mà bán vẫn không hết. Vì vậy, nhà ông Bình cũng như nhiều gia đình khác đành để rau trổ bông, nhổ bỏ luôn. Ông Bình tâm sự: Chở cả tạ rau ra đi bán, từ 2 giờ sáng đến 9 giờ hôm sau mới về, cũng chỉ được 3-4.000 đồng thì ăn cái gì?

Bà Lan ở xã Minh Khai (huyện Từ Liêm) - người đã có thâm niên hơn 20 năm trong nghề trồng rau - cũng không khỏi ngậm ngùi, chua xót: "Chưa bao giờ rau lại rẻ và ế ẩm như hiện nay. Với kinh nghiệm trong nghề, gia đình tôi và nhiều gia đình ở vùng này đều đã nhận định: Sau ngập úng thể nào cũng dư thừa các loại rau ngắn ngày, do đó chúng tôi tập trung vào trồng các loại rau dài ngày, như bắp cải, su hào...; bình quân mỗi gia đình có khoảng 2-3 sào đất đều trồng rau dài ngày. Vậy mà thật không ngờ, các loại rau này vẫn dư thừa quá nhiều, nên đành cắn răng chấp nhận, coi như mất mùa".

Trong nhiều năm qua, các hộ dân chuyên thâm canh rau màu đều nắm bắt khá chắc về nhu cầu tiêu thụ rau của thị trường sau Tết, nên rất chủ động trong việc cân nhắc nên trồng loại rau gì và vào thời điểm nào để có được giá đắt nhất. Trên thực tế các năm trước, hầu hết các hộ dân chuyên canh rau màu ở khu vực ngoại thành HN, đều có được những vụ rau bội thu sau Tết, nhất là đối với loại rau su hào, bắp cải. Tuy nhiên, năm nay, nhất là thời điểm này đa phần đều thất bại vì cung vượt quá cầu. Trong vòng chưa đầy 4 tháng trở lại đây, thị trường Hà Nội đã từng nhiều lần khủng hoảng thừa về rau xanh, nhưng đó là các loại rau ngắn ngày, còn lần này là khủng hoảng thừa cả các loại rau dài ngày như bắp cải, su hào.

Trên thực tế, với những loại rau dài ngày, người nông dân phải chi phí về giống, phân đạm và công sức chăm bón lớn hơn nhiều lần so với các loại rau ăn lá ngắn ngày. Bình quân một sào cải bắp, su hào, người nông dân phải đầu tư khoảng 600.000-700.000 đồng và phải bỏ công sức chăm bón từ 2-3 tháng mới được thu hoạch. Hầu hết những người trồng rau đều cho biết, với giá rẻ như cho hiện nay, họ đã lỗ vốn nặng.

Dạo qua một vòng các chợ trên địa bàn Hà Nội trong những ngày này, thật xót xa khi phải chứng kiến cảnh người nông dân "một nắng, hai sương" vất vả trên đồng ruộng mà bán cả tạ rau không mua nổi cân thịt, hoặc vài bát phở. Càng xót xa hơn khi rau ế ẩm không có ai mua, họ đành ngậm ngùi đổ đi.

Tiến Dũng - Nguyễn Hằng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang