• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ốc bươu vàng gây hại mạnh: Nguy cơ không thể xem thường

Nguồn tin: Hà Nội mới, 21/02/2009
Ngày cập nhật: 22/2/2009

Ốc bươu vàng (OBV) đang xuất hiện ngày càng nhiều trên những cánh đồng lúa mới cấy trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, tại khu vực đồng trũng, khu vực giáp ranh với các con sông dẫn nguồn nước tưới vào đồng ruộng, OBV xuất hiện với mật độ dày đặc, đã phá hại gần 4.000ha lúa mới cấy, nông dân phải cấy lại.

Nguy cơ lây ra diện rộng

Đã quá 12 giờ trưa (20-2) nhưng trên đồng ruộng Tam Hưng và nhiều xã, thị trấn của huyện Thanh Oai vẫn rất đông người cần mẫn bắt OBV và cấy dặm lúa. Vẻ mệt mỏi, chị Phạm Thị Nga, thôn Song Khê (Tam Hưng) cho biết: "Vụ Xuân năm nay nhà tôi cấy 8 sào lúa, ruộng nào cũng bị OBV cắn phá, tính ra cũng phải cấy lại hơn 2 sào. Từ hôm qua đến giờ, huy động cả nhà tập trung ra đồng bắt ốc và cấy dặm nhưng cứ cấy được ruộng này hôm sau lại bị cắn ruộng khác. Bắt mà không xuể! Cách ruộng nhà chị Nga không xa, anh Kiều Văn Lập vừa bắt ốc vừa than: Vụ Xuân này OBV xuất hiện nhiều quá, ngày nào cũng bắt mà vẫn không hết. Mệt, nhưng vẫn phải kiên trì bởi không bắt kịp thì ốc cắn hết cả lúa.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Hànộimới, ở Tam Hưng OBV có mặt ở khắp mọi nơi, từ đồng ruộng tới các kênh mương rồi đến ao hồ, ốc đẻ trứng đỏ khắp chân cột điện, bờ mương xung quanh ruộng lúa. Ông Kiều Văn Quy, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Tam Hưng cho biết: Cả xã đã có hơn 20/756ha lúa mới cấy đã bị OBV cắn phá hoàn toàn. Bà con đang cấy dặm, tuy nhiên do ốc nhiều và lây lan nhanh nên nguy cơ OBV tiếp tục cắn phá là rất lớn. HTX nhận thu mua tất cả ốc và trứng ốc vào các buổi chiều trong ngày với giá 1.000 đồng/kg ốc và 5.000 đồng/kg trứng ốc.

Ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố, OBV cũng đang lây lan và cắn phá lúa ngày một nhiều. Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, tính đến hết ngày 20-2, toàn thành phố có gần 4.000ha lúa bị nhiễm OBV, mật độ từ 3-5 con/m2; diện tích nhiễm nặng là 106,2ha, mật độ từ 7-8 con/m2. Một số địa phương khu vực đồng trũng, khu vực giáp ranh với các con sông dẫn nước tưới vào đồng ruộng bị nhiễm nặng hơn cả với mức thiệt hại trên 10% như Phúc Thọ, Thanh Trì, Thanh Oai... OBV xuất hiện với tỷ lệ hại trung bình từ 3-5% số dảnh, cá biệt có những ruộng mật độ cao hơn 50 con/m2.

Biện pháp phòng trừ

Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng OBV năm nay xuất hiện nhiều hơn so với các năm trước là do trận mưa úng lịch sử hồi tháng 11-2008, nhiều nơi bị ngập với diện tích lớn và thời gian dài chính là môi trường tốt để OBV phát triển. Ngoài ra, do năm nay thời gian bà con cấy chưa tập trung, phần nào tác động đến sự phát triển của OBV. Theo ông Đỗ Danh Kiếm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, OBV xuất hiện hại chủ yếu ở diện tích lúa mới bén rễ khi lúa hồi xanh. Chi cục đã có văn bản gửi đến các trạm BVTV, cơ sở, đề nghị tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức thu gom trứng và OBV.

Biện pháp phòng và trị OBV hiệu quả nhất vẫn là người dân phải tăng cường kiểm tra đồng ruộng, tổ chức thu gom trứng và diệt OBV. Đặc biệt, ở các nơi lấy nước vào ruộng cần làm đăng chắn để ngăn ốc và trứng ốc tràn vào ruộng, bà con có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt ốc trên những diện tích có mật độ cao. Chú ý lựa chọn những loại thuốc ít độc với vật thủy sinh, nhóm thuốc có hoạt chất metaldehyde. Ngoài ra, nông dân cũng có thể sử dụng biện pháp "dụ nhử" ốc như thả dây khoai lang, lá chuối non, lá đu đủ, rau muống... để ốc đến rồi định kỳ vài ngày một lần đi thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.

Tuy nhiên, do phương thức sinh sản, cách phát tán, màu sắc ổ trứng dễ phân biệt, kích thước của ổ trứng lớn… nên với OBV thì thu gom trứng là một biện pháp tốt nhất. Đây là biện pháp diệt ốc chủ động và cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với đi nhặt từng con ốc trên ruộng. Để thu được kết quả cao thì việc thu gom trứng phải được tiến hành đồng loạt trên diện rộng và đặc biệt là phải được tiến hành thường xuyên 5-7 ngày/lần trước khi trứng kịp nở ra ốc con rớt xuống nước phát tán đi. Ốc và trứng ốc sau khi bắt, có thể tiêu hủy bằng 2 cách: làm thức ăn cho lợn, gia cầm, cho cá...; cách thứ 2 là tiêu hủy ốc và trứng OBV tập trung bằng biện pháp đập nát và đào hố chôn (hố sâu tối thiểu 1,4-1,5m) rắc vôi bột và chôn lấp kỹ để bảo đảm vệ sinh môi trường.

Nguyễn Mai - Quỳnh Dung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang