• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người trồng cau vua thua vì “ăn xổi”

Nguồn tin: Công an nhân dân, 20/02/2009
Ngày cập nhật: 21/2/2009

Nếu theo thời giá những năm 1999-2000, giá một cây cau vua cao 6m phải từ 18-20 triệu đồng. Còn bây giờ, giá rẻ như cho. "Với diện tích trồng cau vua, cứ tính rẻ nhất và nhanh nhất là trồng chuối cũng hơn", một nông dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội cay đắng.

Cùng với sự phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp và mốt trồng cau vua ở các biệt thự, nhiều địa phương đã có phong trào "nhà nhà trồng cau vua, người người trồng cau vua".

Thời gian đầu, cau vua đã đem lại cho nhiều gia đình nguồn thu nhập khá lớn. Hầu hết các huyện ngoại thành của Hà Nội và các tỉnh lân cận đều đổ xô trồng cau vua. Nhưng cũng giống như nhiều phong trào chỉ mang tính thời vụ, cau vua dần không được ưa chuộng, người trồng cau vua thay vì vui mừng lại lâm vào cảnh "dở khóc, dở cười" khi hàng trăm gốc cau to lớn như cột đình "cho không đắt, bán chẳng ai mua".

Thua lỗ vì ăn xổi

Trồng cau vua đã đem lại cho nhiều người dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm một cuộc sống khá giả, giàu có. Đó là điều không thể phủ nhận vai trò của loại cây cảnh này vào những năm 90. Chi phí trồng cau vua khá rẻ, dễ chăm sóc. Chỉ cần một năm bón phân hai lần, cây cứ thế lớn vù vù.

Sau 2 - 3 năm, thân cây cau vua đã to như cây cổ thụ trồng hàng chục năm, cao sừng sững vươn tán rộng. Những cây trưởng thành có những thời điểm được mua với giá hàng triệu đồng/cây. Chính vì vậy, nhiều người dân ở Phù Đổng đã dành đất trồng cau vua, thậm chí thuê đất mở trang trại đầu tư vào giống cây cảnh này.

Cũng không ít hộ đã phá bỏ cây ăn quả lấy đất trồng cau. Nhưng thời mốt chơi cau vua cũng qua nhanh chóng.

Tìm về xã Phù Đổng những ngày này, đến bất cứ ngõ xóm nào chúng tôi cũng gặp bạt ngàn cau xanh ngắt. Những vườn cau cứ tốt um, rễ bám sâu hút hết chất màu của đất trong khi chủ nhân của chúng đang như "ngồi trên đống lửa" vì gần năm trời không có khách đến hỏi mua.

Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hữu Thu, xóm Gạo, thôn Phù Dực, Phù Đổng. Ông rầu rĩ kể: "Hai vợ chồng già về hưu, không muốn mang tiếng ăn bám con cháu, chúng tôi phá vườn cây ăn quả để trồng 50 gốc cau vua. 6 năm nay rồi, cây cao nhất đã 6m nhưng có bán được đâu".

Ông Thu cho biết thêm, tháng trước có người đến trả giá 200.000 đồng/cây, rẻ như cho nhưng ông bà cũng đành gật đầu vì còn có người đến chặt, thuê xe kéo đi. "Nếu theo thời giá những năm 1999-2000, giá một cây cau vua cao 6m phải từ 18-20 triệu đồng. Còn bây giờ, với diện tích ấy, cứ tính rẻ nhất và nhanh nhất là trồng chuối cũng hơn gấp nhiều lần trồng cau", ông Thu xót xa.

Ông Thu vẫn còn là hộ may mắn hơn nhiều gia đình khác. Anh Lịch, xóm Chợ Phù Đổng đã thuê gần 3 sào đất thùng ao của địa phương để trồng cau vua. Tiền thuê đất, tiền đầu tư đổ đất, san lấp mặt bằng đến nay anh vẫn chưa trả nợ hết. Hơn 200 gốc cau vua đã phải bán với giá 4 triệu đồng.

"Đấy là may còn bán được, chứ không ít nhà bên cạnh nhà tôi trồng đến 3-4 sào mà không bán nổi. Đang phải phá bỏ dần để trồng cây khác. Mà, phá bỏ một cây cau vua cũng không đơn giản, tối thiểu phải cần 4-5 người, mất đến nửa buổi sáng mới xong", anh Lịch than thở.

Gia đình anh Bùi Huy Hưởng, xóm 3, thôn Đổng Viên (Phù Đổng) cũng đã thuê 2,5 sào đất ao thùng của xã để trồng cau vua. Vườn cau nhà anh đã trồng được 4 năm, ban đầu anh trồng 500 cây, đến thời điểm này, anh mới bán được 200 cây, với giá trung bình từ 50-100.000đ/cây, chặt bỏ 100 cây, hiện còn lại 200 cây đang rao bán với giá rẻ nhưng cũng chưa có người đến mua.

Nông dân luôn thiếu thông tin

Không chỉ ế ẩm, cây cau vua còn bị ép giá thảm hại. Một cây cau vua đẹp cách đây 5 năm có giá 6 triệu đồng, giờ chỉ bán được với giá "bọt bèo". Khách đến mua cũng đều là trung gian, môi giới, ép giá rẻ mạt người trồng cũng phải chịu. Có khách đến còn nói thẳng: "Có người mang đi cho là tốt rồi, không bán thì cứ để đó mà ngắm".

Cau vua từ chỗ là loại cây thoát nghèo nay đang trở thành gánh nặng nợ nần cho nhiều gia đình. Bài học về việc trồng cau vua theo phong trào không chỉ ở Phù Đổng mà nhiều nơi như Đông Anh, TP Sơn Tây, tỉnh Hưng Yên… cũng đang mắc phải.

Câu chuyện về làm kinh tế theo phong trào đã có nhiều bài học nhưng dường như vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Người dân đổ xô sản xuất theo kiểu tự phát, đến khi bão hòa nguồn cầu cũng lại tự phá sản.

Nhiều dự án như trồng cao su, trồng mía hay dự án nuôi bò sữa của tỉnh Sơn La trước đây cũng đã từng bị phá sản vì cách làm kinh tế theo phong trào này. Vì vậy, bản thân người nông dân trước khi trồng cây gì, nuôi con gì cũng nên tham khảo các thông tin, nhờ người có chuyên môn tư vấn.

Nếu tiếp tục "tự bơi", người nông dân sẽ còn chịu thua lỗ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hứa Đức Nhị: Việc sản xuất, nuôi trồng theo phong trào là biểu hiện của sự liên kết lỏng lẻo giữa "4 nhà". Để khắc phục tình trạng này, các địa phương phải xây dựng mô hình sản xuất như hợp tác xã hoặc trang trại, hỗ trợ người nông dân về thông tin, định hướng thị trường. Tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay luôn xảy ra tình trạng "tự phát", "làm theo phong trào" như cá ba sa chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo thiếu nguyên liệu vào vụ tới, phá cây ăn quả Đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, cà phê, hồ tiêu… Nguyên nhân là do nông dân thiếu thông tin.

Ngọc Yến

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang