• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Để bồn bồn trở thành rau sạch

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 15/02/2009
Ngày cập nhật: 18/2/2009

Là người Cà Mau, tôi đặc biệt yêu thích các món ăn từ cây bồn bồn. Tôi hay nghĩ là ai đến Cà Mau mà chưa ăn "cá rô mề nấu mẳn nhúng bồn bồn tươi", hoặc chưa ăn món gỏi bồn bồn và cả dưa bồn bồn chấm cá rô kho tộ, thì thật tiếc cho chuyến đi. Bởi như thế là chưa thưởng thức hết cái hương vị dân dã, độc đáo của vùng đất cực Nam Tổ quốc nắng bụi mưa lầy này.

Trước đây, không chỉ du khách mà cả người dân Cà Mau hầu như chỉ biết bồn bồn qua món dưa chua, nhưng có khi bị để lâu 1-2 tuần nên chất lượng cũng kém hấp dẫn. Bồn bồn tươi nay được vào các nhà hàng sang trọng càng làm cho nhiều người ngày một yêu thích hơn loại rau sạch đồng nội này.

Bồn bồn được trồng nhiều nơi ở Cà Mau và hoàn toàn có thể trở thành đặc sản. Ảnh: KIM OANH

Sự đổi ngôi lý thú

Trước đây bồn bồn được xem là món ăn rẻ tiền, chỉ những người tầng lớp lao động, dân nghèo mới dùng và hầu như chỉ biết ăn dạng dưa chua. Hiện nay, bồn bồn tươi xứng đáng là món rau sạch cao cấp và cần phải được tôn vinh, giới thiệu như là món đặc sản phục vụ du lịch để trở thành những món ăn "nhớ đời" cho du khách khi rời khỏi Cà Mau. Có lần chúng tôi đãi nhóm bạn học cũ xuống thăm Cà Mau bằng món lẩu ngọt nấu bồn bồn. Một anh tiến sĩ hỏi: "Thứ bồn bồn tươi này mua ở đâu? Trong các metro sao tôi không thấy bán? Mình muốn mua mang về cho người nhà ăn thì làm sao có được?".

Sau khi tôi trả lời, chỉ có ở chợ bồn bồn hoặc về vùng ruộng có trồng nó mua mới có, anh lại khuyên tôi: "Địa phương cần có chiến lược phát triển và quảng bá, xây dựng thương hiệu cho loại rau sạch đặc sản và độc đáo này! Để chúng tôi có thể tìm mua nó ở các metro, vì ở đó nó sẽ được bảo quản tốt, sẽ giữ được phẩm chất tuyệt vời của nó!”.

Tôi ngây người, lòng tràn đầy sung sướng và nghĩ ngợi. Sao ta không nghĩ ra, loại rau sạch này đang rất xứng đáng là "rau đồng nội cao cấp", có thể giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo. Đã có thị trường, có nhu cầu sao ta lại không nghĩ cách phát triển nguồn cung cấp?

Cây xóa đói, giảm nghèo?

Bồn bồn là cây dễ trồng, được người tiêu dùng ưa chuộng vì tính an toàn như một loại rau sạch. Nó cũng rất dễ chế biến, nhờ có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nó ngày càng được khẳng định vị trí trong xóa đói, giảm nghèo ở các vùng chuyển dịch ở Nam Cà Mau, nhất là vào mùa giáp hạt, tức từ giữa đến cuối mùa mưa.

Tuy nhiên, ở các vùng đất trũng của những địa phương giữ ngọt hóa nếu được nông dân trồng bồn bồn để thu hoạch "lấp khoảng trống" hiệu quả sẽ càng cao hơn. Do vào thời điểm cuối năm (cũng là cuối mùa mưa), lễ, Tết, giỗ, cưới nhiều, nhu cầu lớn mà nguồn cung giảm thì giá càng tăng.

Tỉnh ta không có được những lợi thế về cây lúa và các loại cây ăn trái giá trị như các tỉnh vùng trên. Tuy nhiên, vùng ruộng trũng ngập sâu đang canh tác lúa - tôm hoặc trồng lúa trong vùng ngọt hóa có diện tích khá lớn, lên đến hơn 230.000 ha, đều có thể trồng bồn bồn kết hợp với nuôi tôm hay nuôi cá đồng. Nó sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh tôm hay lúa.

Những vùng đất ngập ven rừng tràm, những ruộng nuôi tôm - lúa có thể quy hoạch ruộng trồng xen bồn bồn và khai thác theo mùa vụ thích hợp, vừa tạo môi trường tốt cho con tôm, con cá đồng phát triển, vừa có được nguồn hàng "bồn bồn tươi" thật lớn, đáp ứng được những hợp đồng tiêu thụ ổn định, lâu dài như tại các metro là điều hoàn toàn có thể và trong tầm tay.

Tập hợp nông dân thành tổ chức liên kết phù hợp và liên kết các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản, rồi giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tổ chức vận chuyển, tìm thị trường tiêu thụ xa hơn…

Cần định hướng phù hợp

Để cây bồn bồn có thể thật sự trở thành thế mạnh và phát triển ổn định, bền vững, lâu dài, các ngành chức năng tỉnh Cà Mau cần phải xem xét, đánh giá lại giá trị cây bồn bồn ở nhiều góc độ, đặc biệt là ý nghĩa kinh tế trong xóa đói, giảm nghèo và đưa vào thành cơ cấu cây kinh tế có tên tuổi. Theo đó cũng cần có chính sách đầu tư, nghiên cứu từ trồng, chế biến đến chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ. Các nhà khoa học cần nghiên cứu giúp nông dân giải pháp kỹ thuật thu hoạch, nhằm hạn chế nhược điểm bồn bồn phát triển quá mức trong vuông tôm ở vùng chuyển dịch. Nghiên cứu giải pháp, hoặc xây dựng mô hình trồng thâm canh kết hợp nuôi cá đồng cho những vùng trũng ngọt hóa. Xác định mùa vụ, cách thu hoạch sao cho bền vững, có lợi nhất, và nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm ngon, bảo quản được lâu hơn, giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Các địa phương cần hình thành mối liên kết "nhiều nhà", tổ chức và quy hoạch vùng sản xuất, kinh doanh cây bồn bồn một cách có bài bản hơn.

Nông dân không nên dùng hóa chất, nông dược độc hại trong ruộng trồng bồn bồn để không độc hại cho môi trường sống của tôm - cá và cũng để đảm bảo tính "sạch tuyệt hảo" của loại rau cao cấp này./.

MỤC ĐỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang