• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng phong lan: Nguồn lợi mới của người dân

Nguồn tin: Nhân Dân, 14/02/2009
Ngày cập nhật: 17/2/2009

Chúng tôi đến xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh thăm vườn lan Mokara của anh Nguyễn Văn Trở. Trên diện tích 1,2 ha, hàng chục nghìn cây lan xanh tốt, khoe sắc hoa đỏ, tím, vàng... trông thật rực rỡ. Ít ai nghĩ, vườn lan quy mô này từng là ruộng lúa một vụ, thu hoạch thất thường năm được, năm không.

Vườn lan của anh Trở được hình thành từ năm 2004. Khi đó, ở vùng quê Gia Lộc, nông dân vốn chỉ biết trồng các cây nông nghiệp như lúa, đậu, rau màu, nên việc có người mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo hướng hoàn toàn mới, phi truyền thống là một hiện tượng.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn lan, anh Trở giới thiệu từng khu vực, tên từng loại cây lan trong họ Mokara, kể cả hướng dẫn cách trồng, cách chăm sóc theo quy trình khá hiện đại. Không phải ngẫu nhiên người nông dân này dám cải tạo, chuyển hướng mảnh ruộng của gia đình, từ bỏ cây lúa, cây đậu để bám theo một loại hoa lan mới mẻ. Trước đó, dù cố gắng cày sâu cuốc bẫm, gia đình anh cũng không thể có cuộc sống khá giả. Sau nhiều đêm trăn trở, nhiều ngày tìm hiểu các tài liệu, sách báo và quan sát thị trường, anh quyết định xuống TP Hồ Chí Minh học một khóa chuyên về trồng hoa lan, trong đó chú trọng về loại lan cắt cành vì dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng địa phương. Trở về, anh bắt tay ngay vào việc xây dựng vườn lan Mokara với quy mô ban đầu 0,8 ha ngay trên mảnh ruộng gò với sự hỗ trợ của những người thân. Cây con được mua từ các vườn ươm và đầu mối ở TP Hồ Chí Minh, có loại nhân giống trong nước, cũng có loại nhập từ Thái-lan về. Cẩn thận, tỉ mỉ, vừa làm vừa học, sau tám tháng kiên trì, khi các cây lan cao khoảng 3-5 tấc, anh đã có kết quả từ những bông hoa bói đầu tiên và diện tích tiếp tục được mở rộng lên 1,2 ha.

Kể từ năm thứ hai, toàn vườn lan đã cho thu hoạch rộ. Cứ ba ngày cắt hoa một lần, trung bình mỗi tuần anh Trở thu được 3.500 đến 4.000 cành hoa đủ mầu sắc. Nghe tiếng, nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tìm mua, nhất là các mối lái từ TP Hồ Chí Minh đến tận nơi đặt hàng với số lượng lớn. Mỗi năm, một cây Mokara cho tương đương mười cành hoa, giá mỗi cành tùy theo loại, tùy theo mầu sắc và độ dày của hoa biến động từ 3.500 đồng/cành đến cao nhất là 25 nghìn đồng/cành. Như vậy, tính mức thấp nhất hằng tháng vườn lan cho thu nhập hơn 50 triệu đồng.

Cây lan Mokara, thường chỉ cho thu hoạch rộ cao nhất đến đầu năm thứ tư. Sang năm thứ năm, năng suất giảm dần, lúc này vườn vừa kinh doanh hoa, vừa chuyển sang bán giống, bằng cách cắt đọt cây cho ra một cây mới. Ðây là cây giống có giá cao nhất, vì trồng rất mau ra hoa. Cắt đọt xong, tiếp tục chăm sóc cây sẽ cho ra thêm khoảng 3-4 cây con nữa, loại này cắt bán tiếp cũng được từ 30 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/cây. Riêng tiền bán cây giống đủ để anh Trở trang trải chi phí cho toàn bộ vườn lan, kể cả tiền lương cho công nhân.

Theo gương anh Nguyễn Văn Trở, trong xã đã có hàng chục hộ trồng lan cắt cành, tổng diện tích hơn 6 ha, chủ yếu vẫn là giống Mokara. Nhu cầu trồng lan vẫn còn rất lớn, nhưng phải cần khoảng từ 2 tỷ đến 3 tỷ đồng tiền đầu tư, đây là một trở ngại đối với nông dân dù có đất đai nhưng thiếu vốn sản xuất. Nếu được hỗ trợ sẽ rất thuận lợi để phát triển loại lan cắt cành có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong vùng.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang