• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tỉ phú trồng lan

Nguồn tin: Thanh nien, 24/12/2004
Ngày cập nhật: 24/12/2004

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại địa lan trên 5 hécta ở thung lũng Ấp Lát, Đạ Sa, ông Chế Quang Đệ thổ lộ: "Ở châu Âu hoa địa lan (Cymbidium) được ví là "nữ hoàng các loài hoa". Vào mùa lễ hội, một chậu từ 5 đến 7 cành giá 3.000 USD vẫn có người mua trong khi tại Đà Lạt giá một chậu tương tự cao lắm chỉ trên 1 triệu đồng. Vậy tại sao không tìm đường để "nữ hoàng" xuất ngoại kia chứ?". Đó là động lực thúc đẩy ông thành lập công ty xuất khẩu hoa lan Lâm Sinh - nơi có một trong 6 vườn hoa tiêu biểu được chọn giới thiệu với du khách nhân Lễ hội sắc hoa Đà Lạt 2004.

Tôi không lãng mạn!

Khi nói về "nữ hoàng" các loài hoa, ông Đệ cứ thao thao bất tuyệt như chàng trai tuổi đôi mươi say mê kể về người yêu của mình. Ông cho hay ở Đà Lạt đang canh tác hàng trăm giống hoa khác nhau, nhưng không có loại nào "qua mặt" được địa lan, xét cả vẻ đẹp đài các lẫn giá trị kinh tế. Ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản, chỉ những người nhiều tiền lắm bạc mới dám mua nguyên chậu địa lan chưng trong nhà, bình thường người ta phải "xé nhỏ" từng bông hoa trên cành để trao tặng nhau đã lấy làm quý lắm rồi! Chỉ có dân ta là "chơi sang" thôi, tết nhất bưng hết chậu này đến chậu khác chưng trong nhà. Vậy là mình nghèo mà sướng hơn thiên hạ rồi còn gì? Vẫn cái giọng tưng tửng và một chút phớt đời ông phân trần: "Mình là thế hệ thứ 3 chơi lan ở Đà Lạt, nhưng trước đây chỉ là "chơi vô tư" chứ chưa nghĩ đến chuyện kinh tế, bây giờ thời kinh tế hội nhập, bên cạnh việc làm đẹp cho đời còn phải biết hái ra tiền nữa”.

Lan hài xanh giống mới

Ông Đệ có nhiều bạn bè trong và ngoài nước tới thăm và cung cấp thông tin, mặt khác ông vẫn thường xuyên vào mạng kiếm thông tin liên quan đến "nữ hoàng" nên ông tỏ ra am tường chuyện thương trường. Ông cho hay trên thế giới chỉ có khoảng 40 quốc gia trồng được địa lan mà thôi, xét về điều kiện tự nhiên thì không đâu bằng Đà Lạt. Ở châu Âu người ta phải trồng lan trong nhà kính, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, nên diện tích canh tác rất hạn chế, chưa kể vào mùa đông giá rét họ phải di chuyển lan đến địa điểm khác ít lạnh lan mới có thể ra hoa nên chi phí sản xuất một cành hoa của họ cao gấp 10 lần ở Đà Lạt. Nhu cầu hoa lan trên thế giới rất lớn nhưng tại sao ta vẫn không bán được lan cho họ? Ông Đệ lý giải: Bấy lâu dân ta làm ăn đơn lẻ, chưa biết liên kết với nhau, chưa có hiệp hội thì làm sao ăn nói với phía đối tác! Đơn cử chỉ cần một đơn đặt hàng khoảng 20.000 cành lan là dân ta chịu sầu, không đáp ứng được. Chưa kể chất lượng lan không đồng đều vì mỗi người canh tác một kiểu.

Vào rừng lập trang trại

Năm 1996, ông Đệ và 4 người con trai lặng lẽ vào thung lũng Ấp Lát, xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương cách Đà Lạt hơn 20km, tậu đất để thực hiện giấc mơ. Nhiều người bảo cha con ông "gàn", chốn thị thành không ở lại chui vào rừng chi cho cực. Nhớ lại chuyện xưa, ông Đệ cười khoái chí: "Lúc ấy đây còn hoang sơ, mua đất chả mấy đồng, lại được cấp sổ đỏ đàng hoàng. Bây giờ nếu bán 22 hécta đất tôi có hàng chục tỉ ngon ơ, nhưng dại gì bán!". Khởi đầu ông vận kế "lấy ngắn nuôi dài" bằng cách trồng hoa ngắn ngày, trồng dâu tây bán lấy tiền đầu tư dài hơi cho địa lan. Để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, ông xây dựng một phòng nuôi cấy mô hiện đại, có giống hoa nào mới, giống nào tốt ông cất giữ trong phòng thí nghiệm, riêng địa lan hiện ông đang lưu giữ gần 40 giống. Bởi vậy chỉ sau 4 năm đầu tư ông đã có trong tay 100.000 chậu địa lan, chiếm gần phân nửa số lan của các thành viên trong Hiệp hội hoa lan Đà Lạt, mà hiệp hội cũng do ông vận động, đến tháng 6/2004 chính thức thành lập ông trở thành Phó chủ tịch thường trực Hội.

Trang trại Lâm Sinh hiện đã khai thác 11ha, trong đó có gần phân nửa nhà kính và nhà lưới; ngoài dâu tây, địa lan, khu vực nhân giống ông còn dành một khu trưng bày các loại phong lan và nhiều loại hoa khác. Hai năm qua ông đã nhân được 7.000 chậu đỗ quyên với 70 giống khác nhau, có những giống mới nhập về từ Mỹ, Úc, Thái... dịp này ông dành hẳn 1,5 hécta ở mặt tiền làm một thảm hoa đỗ quyên và trà mi để mời du khách thưởng lãm, theo ông như thế mới xứng danh là thành phố hoa chứ! Khách hỏi mua ông từ chối, có người nói "lão già chơi ngông". Nhưng ông chỉ cười: "Trang trại đang trên đà phát triển". Ông Đệ tâm sự: "Có người hỏi mua ai chẳng mừng, nếu bán trong tích tắc có người "rước" hết ngay, vì lan của tôi toàn giống mới, sạch bệnh. Nhưng mục tiêu chính của tôi là xuất khẩu, tôi đang "hy sinh" vì tương lai lâu dài của nghề trồng lan Đà Lạt”. Ông cho rằng "nếu ăn non bán hết, lấy gì để minh chứng cho các đối tác nước ngoài đến mua lan của hiệp hội là mình đủ năng lực sản xuất và cung ứng".

Đến thăm trang trại ông, một vị giám đốc nhận xét, nhìn lão nông họ Chế rất "hai lúa" nhưng đầu óc của ông là bậc thầy của giới kinh doanh! Một quan chức tỉnh Lâm Đồng khẳng định: "Trang trại Lâm Sinh là tiền đề để tỉnh quyết định quy hoạch và thực hiện dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Đạ Sa này". Thực vậy, trang trại Lâm Sinh bấy lâu được xem là "bộ mặt" nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng, là nơi tiếp đón nhiều đoàn quan chức, chuyên gia từ các tỉnh thành, đến bộ, ngành trung ương và cả những du khách, đối tác muốn đến Lâm Đồng đầu tư, làm ăn.

Một doanh nhân Đài Loan khi vào thăm trang trại đã mê tít, họ công nhận Lâm Sinh là trang trại địa lan lớn nhất Việt Nam hiện nay, đạt chuẩn trên nhiều phương diện, và sẵn sàng ký kết mua sản phẩm. Ông Đệ nhẩm tính: bấy lâu các công ty Việt nam xuất khẩu lan với giá 65 ngàn đồng/bông, tương lai hy vọng sẽ đạt 80 ngàn đồng. Một chậu tôi chỉ cần 2 bông (trung bình 4 bông), một năm tôi có 200.000 bông có thể thu về 16 tỉ đồng! Chương trình phát triển của trang trại lâm Sinh không dừng lại ở địa lan, một công ty của Đức đã liên doanh với Lâm Sinh đầu tư sản xuất 40 hecta dâu tây chất lượng cao, 1,5 triệu cây giống sẽ được nhập về từ Israel, công nghệ gieo trồng bảo quản sau thu hoạch là của Úc và Đức. Hiện nay chủ trang trại đang dốc hết sức lực, kể cả việc thế chấp tài sản để vay vốn đầu tư phát triển trang trại kiểu mẫu. Giấc mơ đưa "nữ hoàng" và dâu tây xuất ngoại của một lão nông tuổi ngoại lục tuần đang thành hiện thực.

Lâm Viên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang