• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng dứa nhiều hứa hẹn nhưng...

Nguồn tin: VNECONOMY, 13/12/2004
Ngày cập nhật: 13/12/2004

Thiếu đồng bộ giữa phát triển và tiêu thụ

Dứa Cayene hiện đang là nhóm hàng được Bộ NN-PTNT quan tâm vì có triển vọng với các sản phẩm nước dứa cô đặc hoặc dứa khoanh đóng hộp được thị trường thế giới ưa chuộng. Nhưng trên địa bàn ngoại thành Tp.HCM, nơi được ghi nhận là đất đai rất phù hợp, thì việc phát triển trồng và tiêu thụ sản phẩm gần như vẫn chưa được như mong muốn.

Đến tháng 10/ 2004, Tp.HCM hiện có 375,05 ha trồng dứa, trong đó có 73,7 ha chuyên sản xuất giống. Riêng dưá Cayene thương phẩm, tính đến tháng 10/ 2004 là 144 ha với mật độ 40.000-50.000 cây/ ha. Diện tích này chủ yếu ở Nông trường Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai, thuộc huyện Bình Chánh. Còn ở hộ dân, diện tích trồng mang tính khởi đầu.

Trọng tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Các doanh nghiệp như công ty TNHH nước giải khát Delta, Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình đang có nhu cầu đầu tư vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Cho nên, việc xây dựng các vùng trồng dưá Cayene để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy là khả thi và có triển vọng. UBND TP cũng xác định đó là trọng tâm cuả chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà theo kế hoạch, diện tích năm 2004 phải là 880 ha.

Đại diện Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn cho biết, dưá là mặt hàng chiến lược xuất sang các nước châu Âu. Do các nước châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông rất ít hoặc không trồng nên nhu cầu dưá khá lớn hoặc ổn định. Nếu năm 1999, nhu cầu thế giới khoảng 400 ngàn tấn dưá thì đến năm 2003, tăng trên 2,5 triệu tấn, hưá hẹn cho ngành xuất khẩu trái cây của nước ta trong hiện tại và tương lai.

Sở NN và PTNT nhận định, việc phát triển diện tích dưá là khả thi và là hướng mở tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Năm 2002, Sở NN và PTNT khảo sát và trồng thử nghiệm tại Nông trường Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Kết quả cho thấy: vụ thu hoạch đầu tiên cho 40-45 tấn/ha. Năm 2005, dự kiến thu hoạch gần 3.000 tấn và sẽ đạt khoảng 16.000 tấn trong năm 2006.

Cả nước ta hiện nay, có khoảng 15 nhà máy chế biến dứa có qui mô khá cao với sản lượng hàng năm đạt 20.000 tấn dứa hộp và 10.000 tấn dứa cô đặc. Theo Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình, so với sản lượng dứa Thái Lan thì Việt Nam chỉ bằng 5-10%. Trong khi đó, năng lực chế biến hiện nay khoảng 100. 000 tấn đồ hộp và 35.000 tấn dưá cô đặc. Công ty này cho biết, với diện tích 2.000 ha dứa theo kế hoạch đến năm 2005 thì chỉ mới đủ cho chế biến đồ hộp, chưa đủ chế biến dưá cô đặc cuả một nhà máy.

Thống kê của Bộ NN và PTNT cho thấy, cả nước có 9 dây chuyền chế biến đồ hộp với tổng cộng suất khoảng 42.000 tấn sản phẩm/ năm, 6 dây chuyền nước dứa cô đặc với tổng công suất khoảng 26.000 tấn sản phẩm/ năm và 6 dây chuyền đông lạnh. Hàng năm chỉ sản xất khoảng 100.000 tấn sản phẩm từ dứa và từ các loại trái cây khác. Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn cho rằng đây là con số còn khiêm tốn so với các nước. Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình thống kê cho thấy: sản lượng sản phẩm giảm theo từng năm do thiếu nguyên liệu. Chẳng hạn, năm 2002, đạt 2.500 tấn với 6.000 tấn dưá nguyên liệu. Đến năm 2003 còn 2.000 tấn sản phẩm với 5.000 tấn dưá nguyên liệu.

Giảm diện tích phát triển vì thiếu vốn

Theo kế hoạch, diện tích dứa đến năm 2004 khoảng 600 ha, nhưng thực tế chỉ mới 500 ha. Sở NN và PTNT có đề nghị giảm tiến độ phát triển dưá, năm 2005 chỉ là 1.000 ha thay vì 2.000 ha như kế hoạch. Các năm tiếp theo sẽ mở rộng dần diện tích trồng để đạt được mục tiêu đến năm 2005.

Nguyên nhân là Nông trường Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai thiếu vốn lưu động để đầu tư trồng mới. Tháng 5/2004, Ngân hàng nông nghiệp Tp.HCM chấp thuận cho 2 nông trường vay 3,8 tỉ đồng, nhưng vẫn không đủ vốn để mở rộng diện tích trồng theo tiến độ đề ra. Xí nghiệp giống bò sữa Delta, tính đến tháng 6/2004, chỉ mới đầu tư được 10 ha. Nông dân chưa mạnh dạn chuyển qua trồng dứa do vốn đầu tư cao ( khoảng 3,5 triệu đồng/ ha, chưa kể chi phí cải tạo), việc vay vốn còn gặp khó khăn. Một số hộ thấy giá miá tăng trở lại nên cũng e ngại chuyển sang trồng dứa.

Theo Sở NN - PTNT, năm 2004-2005 là thời gian chủ yếu tăng diện tích trồng. Song, kế hoạch này hoàn toàn phụ thuộc vào việc kí hợp đồng bảo đảm đầu ra cho sản phẩm của các nhà máy chế biến và khả năng đầu tư vốn cho người trồng. Hiện tại, việc tiêu thụ dứa Cayene ở ngoại thành phụ thuộc vào hợp đồng thu mua của 3 công ty: Cty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình, Cty rau quả Tiền Giang và Cty Grainco.

Cty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình đã kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với 2 nông trường trong thời hạn 3-5 năm. Tuy nhiên, do sản phẩm chế biến là dạng đóng hộp và xuất tươi nên tiêu chuẩn trái dứa khá nghiêm ngặt, dẫn đến việc tiêu thụ bị hạn chế. Riêng Cty rau quả Tiền Giang, do có dây chuyền sản xuất nước dưá cô đặc nên việc thu mua không hạn chế về trọng lượng, kích cỡ trái, thuận tiện cho việc tiêu thụ cuả nông trường.

Còn Cty Grainco hiện nay đã lắp đặt và vận hành một dây chuyền chế biến dưá tươi và dứa cô đặc rất lớn khoảng 15 tấn dứa thành phẩm/ ngày, tương đương 40.000 tấn nguyên liệu/ năm. Hiện công ty đang rất thiếu nguyên liệu để chế biến nên có khả năng tiêu thụ dứa của các Nông trường trong thời gian tới. Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn đang xây dựng nhà máy chế biến các loại sản phẩm từ trái cây nhiệt đới trong đó chủ yếu là dứa cô đặc với công suất khoảng 3000 tấn thành phẩm/ năm.

Vướng mắc giữa hộ nông dân và các công ty

Tuy nhiên, đối với hộ dân, việc tiêu thụ dưá còn vướng mắc là do các công ty không thể kí hợp đồng trực tiếp với từng hộ. Hiện tại, huyện Bình Chánh đang triển khai mô hình liên kết giữa các đơn vị cung cấp giống, đơn vị bao tiêu sản phẩm và nông dân trồng dưá. Công ty Tân Hoàng Phát tổ chức kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người trồng theo phương thức trả trước 30% trị giá hom giống dứa được cung cấp từ Công ty giống cây Thành phố. Các công ty thu mua dứa cho rằng cách sản xuất riêng lẻ từng hộ như hiện nay rất khó cho họ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Giá dứa thời điểm tháng 10/2004 là 1- 1, 25 triệu đồng tấn, bình quân khoảng 900- 1.000 đồng/kg, rõ ràng là có lãi hơn so với mía. Bình quân người trồng thu lãi khoảng 6 triệu đ/năm/ha. Ông Nguyễn Văn Đức, xã Lê Minh Xuân trồng dứa cayene giống Trung Quốc với mật độ 50.000 chồi/ ha cho biết: sau 18 tháng cho năng suất là 45 tấn/ ha. Trọng lượng trái trung bình đạt 1,5 kg, giá do Cty Tân Hoàng Phát thu mua là 1.150 đ/ kg. Dự kiến thu từ sản phẩm đạt 45 triệu đồng/ ha, chưa tính lượng con giống thu hoạch được khoảng 50.000 chồi để mở rộng sản xuất. Như vậy, chu kì đầu tiên 18 tháng trồng, nông dân có thể thu nhập 60 triệu đ/ ha từ việc bán sản phẩm trái và chồi giống.

Bộ NN - PTNT khuyến cáo tại hội nghị vào tháng 10/2004, hiện nay và trong vài năm tới sản phẩm dưá Cayene đang có sức hút trên thị trường quốc tế. Do đó, đầu ra khá ổn định và có hiệu quả, cần có những giải pháp lâu dài. Ngành nông nghiệp TP sẽ phối hợp với địa phương xây dựng mô hình hợp tác xã để có đủ pháp nhân kí kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy chế biến, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống để đa dạng hoá các sản phẩm dứa, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kim Oanh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang