• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần thay đổi tập quán canh tác

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 05/02/2009
Ngày cập nhật: 6/2/2009

Để nâng cao năng suất, sản lượng lúa, giảm chi phí "đầu vào", giảm tác động tiêu cực đến môi trường, nhiều địa phương đã áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Mặc dù chứng minh được ưu thế hơn hẳn so với phương pháp sản xuất cũ, nhưng đến nay việc áp dụng SRI vào canh tác vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thói quen canh tác của bà con nông dân.

Hiệu quả từ mô hình SRI

SRI là gì? Có thể hiểu đây là ý tưởng, biện pháp thực hiện phù hợp giúp cho cây lúa phát triển một cách tốt nhất. Nguyên tắc cơ bản của SRI là bảo đảm sự phát triển tối đa của bộ rễ lúa nhờ việc sử dụng mạ non ở tuổi 2-2,5 lá, giảm đến mức thấp nhất sự tổn thương và sự cạnh tranh của bộ rễ trong và sau khi cấy. Vì thế, yêu cầu phải cấy lúa một rảnh, vuông mắt sàng, mật độ thưa tùy theo chất lượng đất trồng. Đồng thời phải rút cạn và điều tiết nước hợp lý trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2003 và thực hiện thí điểm ở một số tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Đến nay, SRI đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật. Ông Đỗ Danh Kiếm - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: Năm 2008, tỉnh Hà Tây (cũ) là địa phương đi đầu trong việc áp dụng SRI với 33.000ha vụ Xuân và 35.000ha vụ Mùa. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai chương trình "3 giảm, 3 tăng" rộng khắp trên địa bàn 14 huyện, thành phố với biện pháp kỹ thuật chủ đạo là thực hiện SRI.

Những năm trước đây, do địa thế của xã Hợp Tiến (Mỹ Đức) là vùng sâu, trũng, nên cứ đến vụ chiêm là cánh đồng ngập nước, lúa bị đổ. Nông dân trong xã không những rất vất vả khi gặt lúa, mà năng suất lúa cũng giảm. Được sự trợ giúp của Tổ chức Oxfam và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xã đã vận động nhân dân áp dụng mô hình SRI. Từ diện tích thí điểm hẹp ban đầu, xã đã áp dụng đại trà trên 85% diện tích canh tác. Vụ Xuân năm 2008, năng suất lúa của xã đạt 63,48 tấn/ha, tăng 9,52 tấn/ha so với cách canh tác cũ. Thực tế chứng minh khi áp dụng SRI, lượng giống sẽ giảm được 70%; lượng đạm giảm 30%; lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm gần như bằng 0, lợi nhuận tăng từ 7-10 triệu đồng/ha. Nếu tính lợi nhuận tăng trung bình 5 triệu đồng/ha cho toàn bộ diện tích lúa của cả thành phố là 103.000ha thì sẽ có lợi hàng trăm tỷ đồng.

Làm gì để thay đổi tập quán canh tác của nông dân?

Tại sao SRI có nhiều ưu việt, nhưng áp dụng vào địa phương khác gặp nhiều khó khăn? Ví dụ năm 2008, chỉ có tỉnh Hà Tây (cũ) áp dụng SRI ở qui mô lớn, còn 13 tỉnh khác chỉ áp dụng ở mô hình nhỏ hẹp được 300ha. Đặc điểm của người nông dân là "trăm nghe không bằng một thấy", sẽ không thuyết phục được họ nếu họ không là người trực tiếp làm thí nghiệm. Để thuyết phục nhân dân áp dụng SRI tại xã Hợp Tiến (Mỹ Đức), ngoài làm mẫu 3ha, lãnh đạo xã còn phải ký cam kết đền bù thiệt hại cho các hộ tiên phong thực hiện nếu mô hình cho năng suất không cao hơn các năm trước.

Mặt khác, việc áp dụng hệ thống thâm canh SRI đòi hỏi điều tiết nước hợp lý, chân ruộng không được quá trũng và việc áp dụng phải linh hoạt, tùy điều kiện mỗi địa phương. Nếu như chân ruộng quá trũng mà áp dụng biện pháp sạ hàng hoặc SRI, khó có thể cho hiệu quả như mong muốn. Cũng theo ông Đỗ Danh Kiếm, nông dân Hà Nội có rất nhiều điều kiện để áp dụng biện pháp sạ hàng hoặc SRI, điều quan trọng là thay đổi nhận thức của nông dân. Người nông dân phải được tập huấn KHKT thường xuyên hay nói đúng hơn là phải được đào tạo lại để thích ứng, tiếp nhận được KHKT mới. Khi người nông dân được nhà khoa học hướng dẫn trên chính thửa ruộng của họ, họ sẽ nắm bắt nhanh hơn, hiệu quả hơn thay vì hô hào chung chung. Năm 2008, Hà Nội đã mở được nhiều lớp đào tạo cho nông dân ở các huyện như Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, mỗi lớp 30 nông dân, họ được thực hành trên cơ sở làm các mẫu so sánh để tìm ra cách thâm canh hiệu quả nhất. Các thí nghiệm trên đồng ruộng bao gồm cách sử dụng phân bón, mật độ cấy, việc điều tiết nước, cách sử dụng thuốc BVTV... Các nhà chuyên môn không đưa ra một mô hình cứng nhắc nào mà chỉ hướng dẫn nông dân mà thôi. Kết quả từ thực tiễn cho thấy, ở đâu nông dân được đào tạo thì ở đó việc đưa các ứng dụng KHKT vào đều rất dễ dàng và cho hiệu quả cao.

Nhờ có sự tác động của cơ chế chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước nên chỉ sau chưa đầy 3 năm đã có trên 40% diện tích gieo trồng của Thủ đô được áp dụng SRI và sẽ tăng mạnh trong năm tới. Theo Chi cục BVTV Hà Nội, nếu thành phố có những chính sách khuyến khích thỏa đáng, từ nay đến năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ cơ bản thay thế được cách thâm canh truyền thống của nông dân. Điều đó đồng nghĩa với việc cho dù diện tích cấy lúa của Thủ đô có bị thu giảm nhưng sản lượng sẽ vẫn bảo đảm, việc chuyển dịch lao động trong nông thôn sẽ được đẩy nhanh theo hướng tích cực.

Bạch Thanh - Việt Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang