• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Vua lúa” xứ cà phê

Nguồn tin: Báo Thanh Niên, 31/01/2009
Ngày cập nhật: 2/2/2009

Ở xứ cà phê Đắk Lắk, có một gia đình tại xã Buôn Triết, huyện Lắk mỗi năm làm ra trên 100 tấn lúa.

“Vua lúa” cao nguyên Lê Văn Mười - Ảnh: Trần Ngọc Quyền

Trong ngôi nhà gỗ rộng thênh thang, ông Lê Văn Mười ngồi hóng gió từ cánh đồng trước mặt, vẻ an nhàn sau vụ gặt. Nhìn quanh không thấy hột lúa nào, chúng tôi thoáng nghĩ mình đi nhầm nhà. Như đọc được ý nghĩ của khách, ông Mười cười sang sảng: “Lúa được tui gửi ở kho các đại lý hết rồi, nếu không cả trăm tấn đưa về nhà thì lấy đâu chỗ mà ở”.

Câu chuyện được “vua lúa”, như cách gọi của người dân huyện Lắk, mở đầu như thế. Cái khí chất xứ Quảng sôi nổi, mạnh mẽ vẫn âm vang qua giọng nói của ông Mười, dù ông xa quê bên dòng sông Thu Bồn vào cao nguyên lập nghiệp đã ngót 30 năm.

Kể ra, ông Mười chỉ là “lính mới” trong nghiệp lúa của vùng Buôn Triết. Ngày trước, một hộ khác là ông Nguyễn Văn Hối được xem là “đại gia lúa” trong vùng, nhưng mỗi năm chỉ làm được khoảng 60-70 tấn, bây giờ còn thấp hơn vì phải chia ruộng cho con, cháu ra ở riêng. Từ nghề chính là thợ mộc, năm 1995 ông Mười mới chuyển sang trồng lúa với 3 ha khai hoang ban đầu.

Dần dà, diện tích lúa được mở rộng. Ai sang nhượng ruộng là ông dành dụm tiền mua ngay, thậm chí chấp nhận mua đắt nếu ruộng liền bờ liền khoảnh. Nhờ vậy đến nay, ông có trong tay hơn 12 ha lúa, nhiều nhất đối với một hộ gia đình ở Đắk Lắk.

Người dân Buôn Triết nói, ông Mười làm nhiều ruộng mà nhàn lắm. Chuyện này được ông Mười lý giải: “Tôi chỉ đầu tư một lần 150 triệu đồng sắm máy làm đất, máy gặt, nhờ đó ít tốn sức người. Đến vụ gieo sạ, chăm sóc lúa, chỉ cần nhấc điện thoại là xe đại lý chở phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về ào ào, đưa tới chân ruộng”.

Cơ giới hóa là một chuyện, cách làm lúa của ông Mười cũng rất hay. Mỗi năm ông sản xuất 2 vụ, nhưng thực ra chỉ gieo cấy vụ đông xuân. Gặt xong vụ này với năng suất bình quân 8 tấn/ha, ông giữ nước xâm xấp mặt ruộng, cắt gốc rạ còn chừng 3 cm, bón thúc thêm phân cho gốc lên chồi, đẻ nhánh lần nữa. Vậy là thêm được vụ mùa, năng suất chừng 4 tấn/ha, nhưng không phải mất quá nhiều công. Lúa thu hoạch về, ông Mười gửi ngay vào kho các đại lý thu mua, chốt luôn giá bán khi thấy có lời. Chỉ riêng vụ đông xuân vừa rồi thu được 90 tấn, nhờ chốt giá sớm 5,7 triệu đồng/tấn, ông Mười bỏ túi hơn 500 triệu.

Vùng lúa hơn 1.000 ha của Buôn Triết như đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ, vào mùa mưa, lũ từ sông Krông Ana và hồ Lắk tràn về trở thành biển nước mênh mông. Làm lúa vụ mùa có khi mất trắng vì lũ sớm và kéo dài. Cách làm lúa của ông Mười đã tiết kiệm được thời gian, lại tránh được lũ. Tuy vậy, “vua lúa” vẫn lo chuyện độc canh cây lúa có ngày thất bát khi thời tiết không thuận. Ông đang để dành vốn kiếm thêm đất trên cạn để làm cà phê, tiêu... Mới rồi, ông đã mua được 3 ha điều ở Bình Phước.

Trần Ngọc Quyền

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang