• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nỗi niềm người trồng rau

Nguồn tin: Hà nội mới, 31/01/2009
Ngày cập nhật: 31/1/2009

Hiện nay, người tiêu dùng Thủ đô đang rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP). Họ mong muốn một ngày nào đó có thể yên tâm mua một mớ rau, dù là ở trong siêu thị, đại lý hay tại các chợ cóc, chợ tạm, đều được bảo đảm đó là rau an toàn (RAT). Liệu mong muốn đó có thể trở thành hiện thực trong năm 2009?

Vùng chuyên canh rau của xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội), với 280 mẫu rau các loại húng, mùi, tía tô, kinh giới... bình quân mỗi ngày cung cấp khoảng 40 tấn rau cho thị trường Hà Nội, Hà Đông, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Ninh, người dân thu lãi từ 4 đến 6 triệu đồng/sào. Do nhu cầu thị trường về RAT ngày càng cao, xã Tân Minh xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ RAT khá bài bản, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng rau.

Trên cánh đồng rau, các hộ nông dân khoan hàng chục giếng, bảo đảm 100% diện tích trồng rau có nguồn nước sạch để tưới. Người trồng rau ở Tân Minh luôn chấp hành nghiêm chỉnh quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong quá trình sản xuất RAT. Huyện Thường Tín đầu tư 300 triệu đồng xây dựng đường bê tông quanh khu trồng RAT và tỉnh Hà Tây (cũ) hỗ trợ 80 triệu đồng xây dựng trạm biến áp phục vụ nhân dân sản xuất. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, vùng rau xã Tân Minh được mùa. Chủ nhiệm HTX NN Tân Minh cho biết: "Người Tân Minh, mùa nào rau nấy, ai cũng bận rộn từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt.

Vừa ăn Tết, vừa chăm sóc, thu hoạch rau bán. Từ sáng mùng 2 Tết, nông dân Tân Minh đã ra đồng sản xuất". Bên cạnh ruộng rau, anh Lê Văn Liêm, thôn La Uyên cặm cụi lật từng mảnh ni lông che sương muối ban đêm tâm sự: Hà Nội giờ không thiếu rau xanh, quan trọng là làm sao để có những vùng sản xuất RAT thực sự, không bị lẫn lộn trắng đen.

Năm 2008, nhiều lần nông dân Tân Minh phải nhổ bỏ rau làm phân xanh vì các cơ quan chức năng khuyến cáo nhân dân không nên ăn rau sống trong thời điểm dịch tả bùng phát. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay, thị trường vẫn chưa thật sự phân biệt rõ ràng rau không an toàn với RAT. Việc chứng nhận chất lượng và công bố chất lượng RAT chưa được quan tâm đúng mức nên người tiêu dùng chưa thật sự yên tâm khi mua, còn người sản xuất lại khó tiêu thụ. Nếu để người nông dân tự bươn trải, không có sự bảo trợ, giúp đỡ thì rất khó có thể có được một mẫu hình RAT như người tiêu dùng mong đợi.

Hiện nay, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho 33 tổ chức, cá nhân và giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế cho 9 cơ sở RAT. Trên địa bàn thành phố có hơn 100 điểm bán RAT, trong đó có 79 điểm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Kết quả phân tích mẫu đất, nước tưới ở 112 điểm sản xuất RAT ở Hà Nội, có 400/478 vùng đủ điều kiện để sản xuất RAT. Ở những vùng được quy hoạch và cấp giấy chứng nhận sản xuất RAT đều có ít nhất một kỹ sư nông nghiệp cắm chốt tại cơ sở để vừa hướng dẫn, vừa giám sát nông dân sản xuất. Mặc dù nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng và của cả lãnh đạo thành phố, nhưng việc sản xuất và tiêu thụ RAT vẫn còn nhiều hạn chế.

Trao đổi với PV báo Hànộimới, bà Triệu Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết: Người sản xuất RAT chỉ cần bán cao hơn rau truyền thống khoảng 3% là đã có lãi. Trong khi đó, người tiêu dùng sẵn sàng mua cao hơn rau truyền thống khoảng 5-10%. Vậy tại sao họ vẫn chưa gặp nhau? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết vấn đề nằm ở khâu lưu thông, phân phối và niềm tin của người tiêu dùng với RAT. Thời gian qua, rất nhiều mô hình nông nghiệp của Hà Nội bị phá sản do người tiêu dùng tẩy chay vì họ mất niềm tin, trong đó mô hình RAT cũng không là ngoại lệ. Theo một điều tra không chính thức của ngành BVTV Hà Nội, có tới 80% người tiêu dùng sẵn sàng mua RAT nếu thực sự tin đó là RAT 100%. Không chỉ người thu nhập cao mà cán bộ, công chức, người lao động cũng rất hồ hởi đón nhận RAT.

Để giải quyết vấn đề trên, Chi cục BVTV Hà Nội đang lập đề án phát triển RAT trình thành phố phê duyệt. Đề án này sẽ giải quyết tận gốc nhiều vấn đề về sản xuất và tiêu thụ RAT. Hiện nay, với trên 10.000ha rau, cơ bản đủ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn, thành phố Hà Nội không chủ trương mở rộng diện tích rau mà chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng với tinh thần nhìn thẳng vào các vấn đề tồn tại của việc sản xuất và tiêu thụ RAT để có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Với tiềm năng và lợi thế về nhân lực và vật lực, Hà Nội hoàn toàn có thể sản xuất RAT trên diện rộng. Theo bà Hoa, trong năm 2009, khi đề án phát triển RAT được thành phố phê duyệt, ngoài việc có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, DN đầu tư sản xuất RAT, Hà Nội còn tăng cường đội ngũ kỹ thuật viên tại các vùng rau trọng điểm ở tất cả các quận, huyện, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho nông dân về RAT. Khi người nông dân nâng cao được tính tự giác và trách nhiệm với cộng đồng, thì việc triển khai sản xuất RAT sẽ thành công. Hiện nay, Chi cục BVTV Hà Nội đã xây dựng được bảng hướng dẫn chi tiết về cách trồng, chăm sóc RAT.

Bạch Thanh - Việt Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang