• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Hàng trăm nghìn tấn sắn chưa có đầu ra

Nguồn tin: Quân Đội Nhân Dân, 20/01/2009
Ngày cập nhật: 22/1/2009

Năm nay người trồng sắn (mì) ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên bội thu nhưng giá đầu ra lại xuống thê thảm. Hộ trồng càng nhiều, càng lỗ nặng. Sự sụt giá sản phẩm do ảnh hưởng của giá sắn trên thế giới giảm mạnh, xuất khẩu bị ứ đọng. Làm gì để hỗ trợ nông dân trong tình trạng bất khả kháng này?

Sắn sụt giá thê thảm, ế hàng loạt

Thấy tôi nâng máy ảnh lên, người đàn ông gầy gò, đen sạm, đưa tay áo lau mồ hôi, xẵng giọng:

- Vui sướng cái nỗi gì mà chụp. Đang rầu thúi ruột ra đây!

Khi tôi giới thiệu là nhà báo, đi viết bài về đầu ra cho sản phẩm sắn của bà con nông dân, anh mới thay đổi sắc mặt và mời tôi ngồi xuống đầu bờ, ngay bên cạnh đống củ sắn cao ngập đầu. Anh là Ba Tuấn ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Ba Tuấn tâm sự:

- Độ này mọi năm là tui bán sạch rồi. Năm nay, sắn thu hoạch xong chất đống, bán chẳng ai mua. Tụi tui cắt lát phơi khô chờ cơ hội bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc nhưng họ mua rất nhỏ giọt. Nhà tui có hơn 5ha sắn. Tới đây phải trồng thứ khác chứ nếu tiếp tục trồng sắn chắc sạt nghiệp luôn. Năm nay, nông dân trồng sắn mất Tết rồi chú ơi!

Dọc tuyến đường 767 về các xã vùng núi huyện Vĩnh Cửu, sắn của nông dân cắt lát phơi trắng cả mặt đường, trắng những khoảnh đồi. Sắn ứ đọng nhiều đến nỗi có nhiều gia đình phải quây bạt để ngoài vườn vì nhà hết chỗ chứa. Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng sắn đứng hàng đầu miền Đông Nam Bộ, lên tới hơn 20.000ha, sản lượng thu hoạch bình quân gần 400.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các huyện: Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Long Thành, Tân Phú, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất… Các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc… mỗi tỉnh có từ 10.000 đến 15.000ha trồng sắn. Năm 2007 và đầu năm 2008, sắn thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy với mức giá 1.400 – 1.500 đồng/kg nên diện tích trồng sắn ở nhiều địa phương được mở rộng thêm. Theo tính toán của nhà nông, với mức giá đó, người sản xuất sau khi trừ các chi phí còn thu lời hơn 15 triệu đồng/ha. Cuối năm 2008 sắn sụt giá thê thảm và đến thời điểm hiện nay giá củ sắn tươi chỉ còn mức 400 đồng/kg nhưng vẫn rất khó bán. Sắn cắt lát phơi khô (10 nắng) cũng chỉ bán với giá 1.000 đồng/kg nhưng vẫn hiếm người mua. Hiện còn hàng trăm nghìn tấn sắn nguyên liệu tồn đọng trong dân chưa bán được.

Ông Hồ Sáu ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai than thở:

- Cứ tưởng sản phẩm làm ra bán được nên vụ sắn thu-đông năm 2008 tui đã thuê đất, vay vốn mở rộng diện tích trồng sắn lên đến gần 80ha. Với mức giá rẻ như cho, sắn thu hoạch chất đống không ai mua, tôi bị lỗ hơn 300 triệu đồng.

Năm 2008, mùa mưa kết thúc muộn, trong lúc đó vụ thu hoạch sắn của nông dân trùng vào cuối mùa mưa. Những năm trước, sản phẩm của nhà nông được các đầu mối đến tận nhà, tận nương thu mua củ sắn tươi. Cơn “bĩ cực” đầu ra khiến một số lượng lớn củ sắn sau thu hoạch bị hư hỏng, gây thiệt hại không nhỏ.

Giải quyết khó khăn bằng cách nào?

Thời gian qua trong dư luận nhà nông có thông tin cho rằng việc củ sắn của nông dân bị ứ đọng là do Công ty bột ngọt Vedan ngừng thu mua sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai (ông Giàu vừa được điều chuyển sang giữ chức Bí thư Đảng ủy khối kinh tế tỉnh) cho biết: Lượng tiêu thụ sản phẩm sắn nguyên liệu hàng năm của Vedan chỉ chiếm khoảng 10% tổng số đầu ra nên sự tác động, ảnh hưởng của Vedan là không lớn. Theo ông Giàu: Nguyên nhân chính của tình trạng sắn sụt giá, ế ẩm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá sắn thế giới sụt giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ bột của củ sắn thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động, việc xuất khẩu sắn nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng.

Sắn là cây lương thực chủ lực của nhiều xã vùng núi nên sự khủng hoảng đầu ra đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ gia đình. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Hội Nông dân các tỉnh đã triển khai nhiều hình thức, giải pháp hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm. Các tỉnh có nhiều khu công nghiệp như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến thức ăn gia súc qui mô lớn nên chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương đã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân bằng cách thu mua nguyên liệu dự trữ. Một số lượng lớn sắn khô của nông dân đã được tiêu thụ bằng cách này. Với hình thức cuốn chiếu, vừa thu mua vừa chế biến, các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc sẽ tiếp tục thu mua sắn khô của nhà nông. Bà con ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh khó khăn để cùng Nhà nước tháo gỡ.

Các nhà khoa học khuyến cáo bà con nông dân không nên thu hoạch sắn ồ ạt trong cùng một thời điểm dẫn đến sản phẩm bị tồn đọng, gây hư hỏng. Hiện nay, đã bắt đầu vào mùa khô, sắn thu hoạch xong cần được sơ chế, phơi khô và bảo quản chờ cơ hội bán cho các doanh nghiệp. Các địa phương cần khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi gia súc ở hộ gia đình, sử dụng ngay sản phẩm sắn làm thức ăn gia súc, góp phần giải quyết đầu ra cho sắn nguyên liệu. Bà con cũng không nên thấy sắn ế ẩm mà chuyển đổi cây trồng hàng loạt trong vụ tới. Chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương, nhất là ngành Nông nghiệp ở các huyện, xã, cần hướng dẫn bà con duy trì sản xuất theo thời vụ. Mọi sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần có sự tính toán, cân nhắc theo hướng đa canh, bởi nếu thay sắn bằng một loại cây khác, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tiếp tục suy thoái, không ai dám chắc sản phẩm nông sản mới sẽ dễ kiếm đầu ra hơn.

LỮ NGÀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang