• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỳ vọng giống lúa thơm ST

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 18/01/2009
Ngày cập nhật: 19/1/2009

Một ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại của kỹ sư Hồ Quang Cua, Trưởng nhóm nghiên cứu giống lúa thơm ST báo tin mừng rằng lại vừa cho “ra lò” bộ lúa thơm giống mới với tên ST 21. Như vậy, Tết Kỷ Sửu 2009 này, đánh dấu thêm bước thành công mới của bộ giống lúa thơm ST của Sóc Trăng, sau khi đưa ra khảo nghiệm với năng suất khá cao, đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh được đánh giá là “hơn cả sự mong đợi!”...

Cánh đồng ST

Gió xuân thổi lao xao trên cánh đồng lúa đang thì con gái, như tấm thảm nhung xanh khổng lồ uốn lượn trong nắng, hứa hẹn một mùa bội thu. Anh Dương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên, không giấu vẻ vui mừng: “Năm nay, diện tích lúa thơm ở đây phát triển kỷ lục. Chỉ riêng ở ấp Trà Ong này đã có đến hơn 600 ha, chiếm gần 80% diện tích trồng lúa. Bà con nông dân bây giờ mê trồng lúa thơm lắm, bởi nó đã làm giàu cho biết bao nông hộ ở đây rồi…”.

Cây lúa thơm đã phát triển ở Trà Ong từ rất lâu. Theo như lời nông dân Thạch Nhiễu: “Dân xứ Trà Ong này biết rõ mình sở hữu mảnh đất thích nghi cho việc trồng lúa chất lượng cao, nhưng có thể nói từ khi có giống ST (ST là viết tắt Sóc Trăng-NV) thì việc canh tác lúa thơm mới phát triển ổn định”. Giống lúa thơm ST về xứ này cũng thật ly kỳ. Năm đó, khi mọi người đang ê ẩm vì trồng các giống lúa thơm thất bát dữ dội, thì ông Nhiễu âm thầm dọn 3 ha đất của mình cấy lúa thơm. Nhiều người nói, năm nay ông Nhiễu không còn “bán lúa giống” mà... bán nhà luôn! Vậy mà năm đó ông Nhiễu lại thắng lớn. Mỗi công hơn 40 giạ lúa, năng suất chưa từng có ở vùng này!

Để ly trà xuống, ông Nhiễu cười tươi, rồi tiết lộ: “Thật ra lúc đó, cũng như mọi người, tui ớn trồng lúa thơm tới cổ. Gặp ông Cua, tui than. Rồi ổng biểu tui về dọn đất làm đám mạ, ổng cho lúa giống khác. Nghe vậy tôi cũng còn hồ nghi, nhưng lúc đó túng quá cũng đành liều…”. Đến khi lúa phát triển nhanh, tươi tốt, sực mùi thơm thì ông Nhiễu mới biết. Đi hỏi, kỹ sư Cua cười lém lỉnh: “Nếu ban đầu nói giống lúa thơm sợ ông ngán mà không dám trồng, vì đã có ấn tượng không tốt về lúa thơm rồi”. Ông Nhiễu đã không ngờ mình canh tác 3 ha lúa thơm ST1, một bộ giống vừa được kỹ sư Cua chọn tạo thành công. Và cũng từ đó ông được mọi người xem như một chuyên gia kỹ thuật…

Cùng thời gian này, giống lúa thơm ST phát triển đại trà trên các cánh đồng ở Sóc Trăng với hàng chục ngàn ha. Từ thành công ban đầu, kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng cùng các cộng sự tiếp tục hoàn thiện với giống lúa ST3, ST5. Những giống lúa thơm này còn vươn ra nhiều địa phương ngoài tỉnh với năng suất phổ biến 4,8 đến 5 tấn/ha/vụ.

Ngồi trên chiếc xe tay ga Honda Air Blade cáu cạnh mới tậu được nhờ bán lúa thơm được giá, ông Nhiễu chở tôi quanh con đường nhựa do Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ cho địa phương này. Xe băng qua cánh đồng bát ngát lúa thơm đến ngút ngàn, nhìn thiệt đã con mắt!

Tôi gợi chuyện:

- Lúa tốt vầy chắc phải xịt thuốc dữ lắm. Rồi lúa làm ra nhiều, bà con mình có sợ bị rớt giá không?

Ông Nhiễu cười thật tươi, giải thích:

- Bây giờ, nhà nông chúng tôi hạn chế dùng phân, thuốc lắm. Nhờ áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trong canh tác lúa, không chỉ hiệu quả mà còn giảm chi phí rất lớn. Hơn nữa, cả cánh đồng đều một giống lúa ST như vậy nên rất dễ canh tác. Ở đây, lúa vừa trổ đã có người đến đặt tiền cọc rồi, giá cao gần gấp rưỡi lúa thường, trừ chi phí lời gần 50%...

… Mới đó mà cây lúa thơm ST đã về đồng đất xứ Trà Ong được gần 10 năm và giúp cho nhiều nông dân người Khmer ở đây trở thành triệu phú, tỉ phú như anh em nhà Trần Nhêl, Trần Nhânh… Tiếp chúng tôi trong căn nhà ngói khang trang đang được trang hoàng để đón Tết Nguyên đán, ông Nhêl nhớ lại: “Ngày trước cũng do mạnh ai nấy làm, cánh đồng có hơn cả chục giống lúa nên luôn bị thất bát. Còn chọn giống thì chỉ việc giê sạch lúa thịt để dành làm giống, nên năng suất năm sau luôn thấp hơn năm trước. Từ khi có giống lúa thơm ST, nông dân ở đây ai cũng biết hợp tác để cùng chọn giống, xuống giống đồng bộ, tình làng nghĩa xóm càng được thắt chặt hơn”.

Hành trình cây lúa ST

Kỹ sư Hồ Quang Cua kể: “Đầu thập niên 1990, khi gạo Việt Nam được tái xuất khẩu, gạo thơm là tiêu chuẩn hàng đầu được chọn lựa, nhưng giống lúa thơm lại khan hiếm, phải nhập từ nước ngoài. Thấy vậy, chúng tôi bắt tay chọn tạo giống lúa thơm. Vạn sự khởi đầu nan, khi đó, bỏ qua những lời chỉ trích sau lưng, chúng tôi âm thầm công việc chọn và lai giống lúa thơm. Rất may, hai người thầy là Giáo sư Tiến sĩ Võ -Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL rất đồng tình và hậu thuẫn về mặt khoa học để ủng hộ ý tưởng phát triển gạo thơm của Sóc Trăng. Nhờ vậy, việc lai tạo mới có kết quả như hôm nay”.

Cánh đồng trồng lúa khảo nghiệm hơn 3 ha ở thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên của kỹ sư Hồ Quang Cua đã định hình sau hơn 10 năm gầy dựng. Trong khu nhà lưới, ông Cua cùng các cộng sự và nhóm học viên cao học của khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đang say sưa tuyển dòng lúa vừa được lai tạo thành công. Nhìn cả cánh đồng với đủ bộ hơn 20 giống lúa thơm ST đang tươi tốt, ít ai có thể hình dung được bao nỗi thăng trầm của những tác giả lai tạo ra chúng. Bằng cách sưu tầm hàng chục giống lúa thơm trồng thí nghiệm rồi chọn ra những dòng lúa thơm ưu tú nhất, sau đó lai tạo tiếp với nhiều giống lúa thơm khác có gien ưu thế nhất… Kết quả, ông Cua chọn và nhân 3 giống lúa thơm mới và đặt tên là ST1, ST2, ST3. Để bộ giống không bị xuống cấp, ông Cua và các cộng sự đã không ngừng chọn lai, khảo nghiệm sản xuất thêm các giống ST5, ST Đỏ và đến ST 21. Trong đó có một giống lúa cho hạt gạo dài đến 10 ly (10 mm)… Đến nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận ST3 là giống lúa Quốc gia. Qua thực tế canh tác, ST5 cũng đã đủ các điều kiện để được công nhận là giống lúa quốc gia.

“Mục tiêu của chúng tôi là chọn được giống lúa thơm cao sản, kháng rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, không bị nhiễm nặng các loại bệnh, bền vững với môi trường canh tác... để trở thành cây lúa thơm, canh tác an toàn phổ cập trên đồng ruộng và có thể đưa hạt gạo thơm Việt Nam sánh ngang với gạo thơm Thái Lan”- Kỹ sư Hồ Quang Cua giải thích. Nhổ một bụi lúa với những hạt lúa dài và thoảng mùi thơm, ông Cua nói tiếp: “Các giống lúa thơm mang tên ST bây giờ cho gạo thơm ngon và mềm cơm hơn gạo thơm của Thái Lan và để hơn ba tháng vẫn không giảm phẩm cấp, do hàm lượng amylose đo được rất thấp. Và đến nay, thay vì lấy lúa thơm Thái Lan thì giống lúa ST 3 đã có thể làm chuẩn để so sánh các độ thơm, dài, dẻo…”.

Bất ngờ gạo thơm ST đỏ

Nếu không phải là người quen, bất kỳ ai cũng dễ lầm tưởng anh Trần Tấn Phương, Phó trưởng Phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, là một nông dân thứ thiệt. Nhỏ nhắn, điềm đạm, thậm chí có vẻ khắc khổ với móng tay, móng chân đóng phèn vàng kịn. Thạc sĩ Trần Tấn Phương, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội với đề tài luận án tiến sĩ: “Di truyền và chọn tạo giống lúa thơm”. Và anh chính là tác giả lai tạo thành công giống lúa thơm đỏ ST.

Nghe kể lại chuyện thành công trong lai tạo giống lúa ST đỏ, chúng tôi mới biết đó là một tình cờ thú vị trong quá trình nghiên cứu của cả nhóm: Dưới sự dẫn dắt của kỹ sư Cua cùng tư vấn của tiến sĩ Lê Xuân Thám, nhóm nghiên cứu đã phát hiện dòng lúa đỏ qua chiếu sạ bằng tia cobalt gamma 60 gây đột biến các giống Tám Thơm và ST 3. Tuy nhiên, phát hiện tình cờ này sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu sự kiên trì của nhóm. Bởi phải đến 5 năm sau (12 vụ), giống lúa thơm ST đỏ mới định hình với các đặc tính: cho gạo đỏ, cơm mềm, thơm mùi khoai môn. Đặc biệt, giống lúa đỏ có khả năng kháng đạo ôn, kháng cháy bìa lá, rầy nâu và không hề suy suyễn trước “đại dịch” vàng lùn và lùn xoắn lá. Chính những đặc tính này, Sóc Trăng có thêm khả năng sản xuất ra đại trà gạo đỏ thơm an toàn. Kỹ sư Hồ Quang Cua tiết lộ: “Vụ này, đã có nhiều doanh nghiệp đặt hàng gạo đỏ để xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản…”.

Mới đây, Giáo sư Lê Văn Tố, Trung tâm công nghệ sau thu hoạch, TP Hồ Chí Minh, công bố kết quả phân tích từ Canada và Nhật Bản cho thấy gạo đỏ ST trồng ở Sóc Trăng có ẩm độ 12,5%, lượng protein 10,3% cao gấp rưỡi gạo thường, calci 140 ppm và rất giàu sắt (đến 75ppm). Ngoài ra, các phân tích còn phát hiện có đến 6,4 ppm GABA (Gamma Acetyl Butyric Acid) trong hạt gạo đỏ ST, một chất đặc biệt giúp phát triển và ổn định thần kinh trung ương của não bộ người. Đây là chất có thể làm lành khối u ở gan, tổn thương thận, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu… Gạo thơm đỏ ST rất thích hợp với cách thực dưỡng “gạo lức muối mè” truyền thống của dân gian. Đặc biệt, những phát hiện này đã gây thích thú cho giới khoa học nông nghiệp và nhiều người ưa thích phép dưỡng sinh theo phương pháp Oshawa đang rất thịnh hành trên thế giới.

Trầm ngân một lúc, thạc sĩ Trần Tấn Phương nói tiếp: “Thật ra gạo đỏ ở Việt Nam có nhiều chủng loại, nhưng độ thuần và các thành phần thì gạo đỏ ST có những đặc tính riêng biệt hơn. Đó là vì cây lúa đỏ ở Sóc Trăng đã mất quang cảm, dinh dưỡng rất cao, lại cần rất ít phân bón, thuốc hóa học trừ sâu. Hiện nay, để tránh lẫn tạp, lúa đỏ ở Sóc Trăng được trồng sau mùa tôm sú nước mặn, tận hưởng phù sa và dưỡng chất trong ao nuôi tôm. Cách canh tác này rất được nông dân ủng hộ vì chi phí rất thấp và cải tạo được môi trường nuôi tôm ở Sóc Trăng. Đây là một đặc điểm chỉ dẫn địa lý của gạo đỏ ST với vùng sinh thái “tôm – lúa” của Sóc Trăng, có thể so sánh với gạo đỏ Bhutan của Ấn Độ, gạo đỏ Thái Lan…”.

Bữa cơm tất niên mà nhóm nghiên cứu đãi chúng tôi không phải là cơm nấu từ gạo đỏ. Thắc mắc sớm được kỹ sư Cua giải thích: “Gạo thơm đỏ phải biết cách nấu và có thời gian. Đặc biệt với gạo thơm đỏ ST, qua phân tích của các nhà khoa học Nhật Bản, nếu đem ngâm cách ngày trước khi nấu, mầm gạo trở mình và sẽ sinh ra chất GABA gấp 10 lần, các chất xơ, Vitamine A, B1, B6, Niacine, Lysine tăng 3-4 lần. Gạo ngâm nấu thành cơm sẽ mềm, ngọt, nhai không mỏi miệng và có hương thơm rất đặc biệt!...”. Tất nhiên, chúng tôi được hẹn một dịp khác để thưởng thức không gian và cách dùng cơm nấu từ gạo thơm đỏ ST như một nét văn hóa ẩm thực mới của xứ lúa thơm Sóc Trăng.

Là vựa lúa lớn, hằng năm Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo, chiếm gần 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy chỉ xếp thứ hai sau Thái Lan, nhưng gạo Việt Nam vẫn chủ yếu là gạo thường, giá trị không cao. Đặc biệt là gạo thơm chỉ chiếm chưa tới 2% sản lượng xuất khẩu. Đây là điều trăn trở của nhiều nhà khoa học nông nghiệp, vì Đồng bằng sông Cửu Long có thừa khả năng sản xuất lúa thơm trên một diện tích tập trung, đủ đáp ứng nguồn gạo thơm xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Song, bên cạnh việc quy hoạch, phổ biến kỹ thuật canh tác, xác định giống lúa thơm phù hợp với từng đồng đất để chất lương gạo thơm đủ sức cạnh tranh với các chuẩn loại gạo thơm trên thị trường thế giới là chuyện còn tiếp tục bàn luận. Nhưng điều mà ai cũng phải quan tâm trước nhu cầu nhập khẩu gạo thơm ngày càng gia tăng không chỉ ở thị trường châu A, mà còn đang phát triển ở châu Âu và Hoa Kỳ … Hy vọng trong tương lai, hạt gạo thơm ST sẽ góp phần khiêm tốn đưa thương hiệu gạo thơm Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới…

…Sau hơn 10 năm làm việc miệt mài, nhóm nghiên cứu đã phóng thích bình quân hằng năm hơn hai giống lúa thơm ra thị trường. Với những thành công âm thầm nhưng mang về niềm hạnh phúc cho hàng trăm nông dân làm giàu bằng sản xuất lúa chất lượng cao. Vừa qua, các thành viên của nhóm gồm thạc sĩ Trần Tấn Phương và thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương vinh dự được Nhà nước “đặc cách” tặng Huân chương Lao động hạng Ba, riêng kỹ sư Hồ Quang Cua được tặng Huân chương Lao động hạng Hai.

Tấn Lộc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang