• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc Trăng : Trồng lúa dưới ao, trúng mùa gạo Tết

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 11/01/2009
Ngày cập nhật: 15/1/2009

Một hộ nông dân ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đang thu hoạch lúa trồng dưới ao tôm. Tận dụng ao nuôi tôm sau thu hoạch có lớp bùn hữu cơ nhiều dinh dưỡng cho lúa, nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã trồng lúa thay vì tiếp tục thả nuôi tôm nghịch mùa, không hiệu quả. Đặc biệt là cách canh tác này còn có hiệu quả kinh tế cao khi nhà nông áp dụng thành công mô hình canh tác lúa chất lượng cao.

Về xứ “tôm-lúa”

Gần Tết, người dân Hòa Tú bận rộn vào mùa gặt sớm, y hệt như hồi xưa vùng này gặt lúa mùa ăn Tết sớm chớ không chờ ra Giêng. Ông Hai Hòa (Lê Ngọc Hòa), Chủ tịch UBND xã Hòa Tú 1 (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) lấy xe Honda Win chở tôi vòng vèo theo con đường nhỏ xíu, gồ ghề đi về ấp Hòa Nhạn để xem bà con trồng lúa dưới ao trúng tới cỡ nào. Suốt 3 cây số đường làng, nhìn lúa dưới ao thật lạ, tựa như đứng trên bờ đê cao nhìn xuống. Mặt lúa thấp trũng phía dưới, nằm sâu và bằng phẳng. Phóng xa tầm mắt, những “ao lúa” dang tay nối tiếp liền kề chẳng khác nào bức tranh đa sắc. Ông Hai Hòa giải thích: “Thường thì vào vụ thu hoạch tôm từ mùa trước không đồng loạt, hộ nào thu xong mùa tôm sớm thì quay sang sạ lúa ngay. Bởi vậy bây giờ mới có ao đã gặt lúa còn trơ rạ, có thửa đã chín vàng và còn những ruộng bông lúa vừa cong trái me...”.

Vụ lúa - tôm năm nay ở huyện Mỹ Xuyên có gần 19.000 ha thì trong đó xã Hòa Tú 1 có 1.189ha đất dưới ao làm lúa trong tổng số 2.400ha đất nuôi tôm, tăng hơn vụ này năm ngoái gần 500 ha. Ông Hai Hòa cũng là dân làm lúa sau mùa tôm, nói: “Năm nay, thiếu giống lúa ST5, chứ dân trong xã còn làm nhiều hơn nữa. Số là bà con trong xã so sánh, trước đây dù chuyển sang nuôi tôm nhưng lúc “thoái trào” nhất vẫn giữ được 600ha lúa. Tuy nhiên, vì cứ bám theo giống lúa mùa năng suất thấp và thường gặp sâu bệnh. Hai năm qua, nhờ làm theo khuyến cáo kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp Sóc Trăng, mô hình “lúa-tôm” bền vững với giống lúa ST5 nông dân thấy khoái. Đây là giống lúa không bị bệnh vàng lùn, tuy nhiễm rầy nhưng không đáng kể. Được nhất là năng suất lúa trúng bình quân 5-6,5 tấn/ha”.

Lúa “sạch” được giá!

Gặp anh Phạm Văn Quân, nông dân ấp Hòa Nhạn đang gặt lúa. Anh khoe: “Làm lúa ST5 mùa này trúng ngay mùa làm gạo Tết. Vụ này cộng hết 4 ao đất lúa nhà tôi là 22 công, năng suất đạt 700-800kg/công. Nhưng nghe nhiều nơi trong vùng giá lúa chỉ tăng nhẹ và chưa tiêu thụ mạnh thì lúa ST5 vùng này được hàng sáo chuộng vì làm gạo ngon đặc sản bán Tết. Bởi vậy, lúa tươi vừa gặt chưa phơi đã có thương lái tới trả 4.000đồng/kg, trong khi năm ngoái chỉ có 3.100 đồng/kg”.

Chị Ba Tươi là nông dân làm lúa-tôm giỏi ở ấp Hòa Nhạn. Làm giỏi, ít nói, nhưng chia sẻ kinh nghiệm chị sẵn sàng: “Trồng lúa dưới ao tôm, lúc đầu bà con e dè, ngại vì đất còn nhiễm mặn, lúa chết. Nhưng hổng phải vậy, như tui đã làm và thấy ra mặt lợi nhiều hơn. Phần đáy ao sau nuôi tôm còn để lại chất mùn từ phân, thức ăn thừa sau nuôi tôm nên rất tốt cho lúa mà ít dùng phân. Được chỉ dẫn của cán bộ khuyến nông, gieo sạ né rầy, dùng máy sạ hàng chỉ tốn 5kg lúa giống/công. Hơn nữa vì còn bảo vệ “ao lúa” sau thu hoạch để nuôi tôm cho vụ sau nên tui hạn chế tối đa chuyện xài thuốc trừ sâu để còn nuôi giữ cá trong ruộng, ngoại trừ phải trị mấy bệnh đạo ôn lẻ tẻ. Nhờ đó, chi phí làm lúa vụ này đâu có tốn kém bao nhiêu mà lúa chất lượng tốt, nên dân hàng sáo làm gạo chợ thích mua lắm”.

Theo tính toán của bà con làm lúa ở Hòa Tú, với giá lúa 4.000 đồng/kg thì bình quân năng suất đạt 500kg/công đã có lãi khá. Ông Hai Hòa tỏ vẻ lạc quan: “Làng xóm rất mừng là nhờ mùa lúa này bù lại thiệt hại nặng cho mùa tôm vừa rồi. Ở Hòa Tú nuôi tôm theo quãng canh cải tiến (thả từ tháng 2 đến tháng 8 thu hoạch), nhưng do chất lượng con giống xấu, môi trường không tốt nên dịch bệnh làm thiệt hại 900/2.400ha nuôi tôm trong xã. Vậy mà số hộ còn lại dù trúng tôm nhưng nhiều bà con cho rằng vẫn không lời, vì thức ăn, thuốc thú y thủy sản tăng thêm 30%, trong khi tôm rớt giá 20-30%”. Trước Tết năm nay, không riêng dân Hòa Tú 1 trúng mùa lúa Tết mà nhiều vùng “lúa-tôm” ở Mỹ Xuyên đã bắt nhịp lại cách làm ăn căn cơ, ổn định. Cứ sau vụ lúa Tết này, nông dân phơi ao, cho đất nghỉ chờ tới tháng 2 năm sau vào mùa tôm mới. Bờ vuông quanh ao tôm nhờ mùa lúa mà được dọn cỏ gọn gàng, trồng sả, trồng rau cải thiện bữa ăn gia đình.

Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở N&PTNT Sóc Trăng, Giám đốc Dự án Nâng cao chất lượng cây trồng và vật nuôi Sóc Trăng, nhận định: “Chính quyền xã Hòa Tú 1 mong muốn tạo điều kiện cho nông dân trong xã hình thành một vùng chuyên canh làm lúa ST đặc sản và nhờ cán bộ dự án hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cách làm giống. Ở những vùng lợ như Mỹ Xuyên thực hiện theo mô hình này cho thấy dễ thành công, phẩm chất gạo nâng lên. Hiện nay, nhà nông một số vùng khác ở tỉnh Sóc Trăng cũng bắt đầu nhen nhóm làm theo cách này”.

HỮU ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang